Xây dựng và hoàn thiện thể chế - động lực cho sự phát triển

Thứ 5, 16/09/2021 | 00:00:00
1,690 lượt xem

Sáng 16/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế. Tại điểm cầu Thái Bình, các đồng chí Ngô Đông Hải - Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Khắc Thận - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh dự hội nghị.

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế - Tại điểm cầu Thái Bình

Thảo luận, tham gia đóng góp ý kiến, đại biểu các Bộ, ngành, địa phương đánh giá thực trạng công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; nhận diện những vướng mắc, hạn chế; phân tích nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan để tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác này, nhất là những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế trong các lĩnh vực đang được xã hội, người dân và doanh nghiệp quan tâm; kịp thời ứng phó với những tác động của đại dịch Covid-19 và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. 

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Đầu tư cho xây dựng và hoàn thiện thể chế chính là sự đầu tư cho sự phát triển bền vững, phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong công tác rất quan trọng này; tích cực góp phần thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. 

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người đứng đầu các Bộ, ngành, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; dành thời gian, công sức thỏa đáng, ưu tiên nguồn lực về tài chính, ngân sách, cơ sở vật chất. Đặc biệt tăng cường cán bộ có năng lực, trình độ và đảm bảo điều kiện, chế độ chính sách cho những người tham gia. Cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng về hoàn thiện thể chế; làm sao để thể chế là động lực, đòn bẩy cho sự phát triển. Trong đó, phát huy tối đa nguồn lực con người, nguồn lực thiên nhiên và nguồn lực văn hóa truyền thống lịch sử. Phải rà soát những vướng mắc của thể chế từ thực tiễn; bám sát, tôn trọng thực tiễn; mọi chính sách pháp luật phải hướng tới người dân, doanh nghiệp; đồng thời tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực thi pháp luật. Tăng cường phân cấp, phân quyền đi đôi với thiết kế công cụ kiểm tra, giám sát, quy định trách nhiệm, cắt giảm các thủ tục hành chính. 

Duy Huy

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...