Xu hướng mua sắm mùa dịch

Thứ 3, 17/08/2021 | 08:46:35
876 lượt xem

Dưới tác động của đại dịch Covid 19, đặc biệt là giãn cách xã hội trong thời gian dài tại nhiều địa phương trên cả nước đã khiến hành vi tiêu dùng của người dân phải thay đổi. Tiết kiệm trong chi tiêu, mua sắm nhiều hơn những sản phẩm thiết yếu và có chất lượng cao, mua sắm online là những xu hướng mới trong đại dịch.

 Nhiều thay đổi trong thói quen mua sắm

 Người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu 

Theo khảo sát mới nhất của Công ty trách nhiệm hữu hạn Deloitte Việt Nam, số lượng người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu trong năm 2020 đã tăng tới 36% so với mức chỉ 6% so với năm 2019. Người dân có xu hướng dành nhiều ưu tiên hơn cho các mặt hàng trong danh mục nhu yếu phẩm thiết yếu trong ngân sách chi tiêu hàng tháng của gia đình. So với năm 2019, chi mua thực phẩm tăng từ 34% lên 42%, chi phí nhà ở & tiện ích cũng tăng từ 7% lên 12%. Những thay đổi này trong hành vi tiêu dùng nhiều khả năng là do ảnh hưởng của việc người dân phải tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội, chẳng hạn như ở nhà nhiều hơn hoặc tự nấu ăn. Mặc dù người tiêu dùng Việt Nam đã giảm quy mô, số lượng hàng hóa ở mỗi lượt mua sắm, nhưng  sẵn sàng chi nhiều hơn cho giá trị giỏ hàng mỗi lượt mua sắm tiêu dùng trong sinh hoạt hàng ngày.

Cắt giảm chi tiêu không chỉ là của riêng người tiêu dùng Việt Nam đâu ạ. Ngay bên cạnh chúng ta, Hiệp hội các nhà bán lẻ Thái Lan cũng mới đưa ra dự báo thị trường bán lẻ nước này trong năm nay sẽ sụt giảm khoảng 12% năm so với năm 2020 nếu Chính phủ nước này không đẩy mạnh giải ngân các gói hỗ trợ tài chính cũng như tăng cường các gói kích thích tiêu dùng nội địa. Rõ ràng là đại dịch Covid-19 đã tác động tới thu nhập của người dân, đặc biệt nó còn tạo ra khoảng cách rất lớn về giàu - nghèo, giữa nông thôn - thành thị. Điều này đã tạo ra những thay đổi rất lớn trong xu hướng chi tiêu của người dân Việt Nam. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thế Quân - Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê Môi trường và Xã hội, Tổng cục Thống kê để thấy được rõ hơn những vấn đề này.

Câu 1: Qua khảo sát của Tổng cục Thống kê về Mức sống dân cư (KSMS) năm 2020, ông có thể cho biết những điểm nào cho thấy tác động của đại dịch tới chi tiêu dùng của người dân?

Trả lời:

          Số liệu của KSMS 2020 cho thấy do tác động của đại dịch Covid-19, chi tiêu dùng của người dân năm 2020 bị ảnh hưởng cả về tốc độ tăng và cơ cấu các khoản chi, cụ thể:

           - Tốc độ tăng chi tiêu dùng của người dân bình quân 1 năm trong giai đoạn 2018 - 2020 thấp hơn khoảng 2 điểm % so với giai đoạn 2016-2018.

           - Năm 2020, tỷ trọng chi cho các mặt hàng lương thực, thực phẩm của người dân tăng 2,2% so với năm 2018, trong khi đó tỷ trọng này đang có xu hướng giảm dần ở giai đoạn trước năm 2018. Số liệu này cho thấy, do tác động của đại dịch Covid-19 người dân đã ưu tiên chi tiêu cho các mặt hàng lương thực, thực phẩm hơn.

           Bên cạnh đó, các mặt hàng phi lương thực, thực phẩm thiết yếu khác cũng có tỷ trọng lớn trong quỹ chi tiêu dùng của người dân đó là.....

Câu 2: Sự bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo, giữa nông thôn và thành thị được thể hiện qua những con số như thế nào thưa ông?

Trả lời:

Có nhiều phương pháp đo lường sự bất bình đẳng, một trong những phương pháp thường được sử dụng đó là xác định mức độ chênh lệch về thu nhập giữa các nhóm dân cư với nhau.

- Mức độ bất bình đẳng giữa người giàu và người nghèo được xác định bằng mức chênh lệch về thu nhập giữa nhóm 20% dân cư giàu nhất và nhóm 20% dân cư nghèo nhất. Theo kết quả KSMS 2020, thu nhập bình quân đầu người của nhóm 20% dân cư giàu nhất cao gấp 8,1 lần nhóm 20% dân cư nghèo nhất.

- Cũng theo kết quả KSMS 2020, thu nhập bình quân đầu người của dân cư khu vực thành thị cao gấp 1,6 lần dân cư khu vực nông thôn.

Câu 3: Năm 2021, đại dịch đã và đang tiếp tục tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế xã hội của đất nước. Ông có đánh giá và dự báo chung như thế nào về tác động đối với chi tiêu dùng của người dân trong năm nay?

Trả lời:

Năm 2021, tình hình đại dịch diễn biến phức tạp hơn so với năm 2020. Nếu không sớm được kiểm soát, đại dịch sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình sản xuất kinh doanh làm cho thu nhập của người dân sẽ suy giảm. Điều này dẫn đến hậu quả là người dân sẽ cắt giảm hơn nữa các khoản chi tiêu, chỉ tập trung vào các khoản chi tiêu cho các mặt hàng thiết yếu phục vụ cuộc sống hằng ngày.

Bất chấp những biến động kinh tế đang diễn ra, những khó khăn trước mắt phải đối mặt, người tiêu dùng Việt Nam nhìn chung vẫn lạc quan. Một số liệu cho thấy, những người tham gia khảo sát đánh giá mức độ tin cậy vào tổng quan nền kinh tế Việt Nam ở mức 7,2/10 trong vòng từ 3-5 năm tới. 

MC2: Sự lạc quan này sẽ là điểm tựa quan trọng để những doanh nghiệp sản xuất, bán lẻ có thể bỏ qua những khó khăn tạm thời, để tìm kiếm và áp dụng những  xu hướng tiêu dùng mới và có đà bứt phá ngay khi đại dịch kết thúc./.

Nguồn TTXVN

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...