Biện pháp hạn chế tình trạng lúa cỏ

Thứ 4, 28/07/2021 | 00:00:00
2,444 lượt xem

Hiện nay một số địa phương trong tỉnh Thái Bình có hiện tượng lúa cỏ phát sinh, có những mảnh ruộng, diện tích nhiễm lên đến 40%. Cây lúa cỏ khá giống với lúa thường nhưng có sức sinh trưởng và phát triển rất mạnh, cạnh tranh trực tiếp về dinh dưỡng, ánh sáng với lúa trồng làm giảm năng suất của lúa. Sau đây, Kỹ sư Trần Thị Doanh - Trung tâm Khuyến nông Thái Bình hướng dẫn bà con các biện pháp hạn chế tình trạng lúa cỏ.

Diện tích lúa mùa mới cấy của bà con nông dân

Kỹ sư Trần Thị Doanh - Trung tâm Khuyến nông Thái Bình:
“Để hạn chế lúa cỏ lây lan, phát triển, bà con cần thực hiện đồng bộ một số biện pháp sau. Cần khẩn trương vận động nông dân kiểm tra đồng ruộng, đặc biệt chú ý trên những chân ruộng lúa vụ trước đã bị lúa cỏ. Khi phát hiện cây lúa cỏ thì cần báo ngay cho địa phương. Nếu diện tích bị nhiễm nặng, phải tiến hành tiêu hủy kịp thời."

Lúa cỏ mọc xen kẽ lúa mùa gây ảnh hưởng chất lượng lúa mùa


Kỹ sư Trần Thị Doanh - Trung tâm Khuyến nông Thái Bình:

"So với lúc cấy, lúa cỏ là những cây lúa mọc ngoài hàng, cây cao hoặc thấp hơn, hình dạng, màu sắc vân lá khác so với giống lúa thường, cần nhổ bỏ và tốt nhất là kết hợp cuốc đất lật úp để vùi cho chết cây lúa cỏ. Đối với những diện tích đã gieo sạ có lúa cỏ phát sinh thì kiểu hình giống với lúa thường, rất khó phân biệt. Do vậy, cần kiểm tra đặc biệt trên những chân ruộng vụ trước đã bị nhiễm. Khi phát hiện có lúa cỏ thì cần tranh thủ thời vụ, tiến hành bừa đi cấy lại ngay bằng máy cấy hoặc cấy bằng tay để đảm bảo trong khung thời vụ còn cho phép."

Người dân tiến hành nhổ bỏ lúa cỏ 

Kỹ sư Trần Thị Doanh, Trung tâm Khuyến nông Thái Bình:

"Lưu ý, để hạn chế hiện tượng lúa cỏ thì sau khi cấy cần giữ mực nước trên ruộng là từ 3cm đến 5cm thường xuyên để hạn chế lúa cỏ mọc. Trong quá trình chăm sóc từ khi cấy đến khi làm đòng, cần thường xuyên theo dõi, phát hiện sớm và loại bỏ kịp thời cây lúa cỏ. Khi lúa trỗ bông, cần cắt bỏ sớm những bông lúa có màu sắc và hình dạng khác thường trên ruộng trước khi lúa chín, tránh bị rụng hạt làm ảnh hưởng đến vụ sau. Giai đoạn thu hoạch, những diện tích bị nhiễm trên 60% thì cần khoanh vùng, đắp bờ ngăn, chăng lưới mắt nhỏ ở đầu những đường dẫn nước trên ruộng, thu hoạch riêng, tận thu và cắt sát gốc. Sau khi thu hoạch, thu toàn bộ lượng rơm rạ trên ruộng để tiêu hủy. Vệ sinh máy gặt ngay sau khi thu hoạch lúa ở vùng bị nhiễm cỏ để hạn chế lúa cỏ lây lan, lây nhiễm sang các ruộng, các vùng khác nhau. Sau khi thu hoạch thì tiến hành đưa nước tạo ẩm trên ruộng để nhử cho hạt lúa cỏ và cỏ dại nảy mầm, sau đó bón khoảng 15kg đến 20kg vôi bột trên một sào kết hợp với một số chế phẩm xử lý rơm rạ hoặc phân vi sinh. Khi lúa cỏ và cỏ mọc thành cây thì tiến hành cày lật và ngâm giầm cho thối thân lúa cỏ. Trước khi vào vụ gieo cấy, tiến hành bừa kỹ, trang phẳng mặt ruộng.”

Thu Trang

  • Từ khóa
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8

Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...