Nhân dịp kỷ niệm ngày 27/7, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị và các bạn chân dung một người lính, một người cựu chiến binh tài hoa với gia tài văn chương cũng đáng nể. Đó là Phạm Minh Giang, nhà văn, nhà thơ, một cựu chiến binh và là hội viên Hội VHNT tỉnh Thái Bình.
Nhà văn Phạm Minh Giang ngồi trong, bên trái
Trong tháng 7 này nhà văn Phạm Minh Giang có một câu truyện mới viết về người lính, đó là “ Cưới vợ mùa khoai lang tím”, dành tặng cho những đồng đội cùng đơn vị nhân dịp kỷ niệm ngày thương binh liệt sỹ. Truyện ngắn này đã được đăng trên báo số 312/7/2021của Hội VHNT Thanh Hoá.
Người lính trong câu truyện này là cậu lính trẻ lạc quan, chân thành và dũng cảm. Lúc bắt đầu đi bộ đội thì: “Và rồi tôi cứ đi, cứ đi đằng đẵng mà chưa biết là bao nhiêu năm trời…Ai biết đâu mà đợi mà chờ vào một trái tim không biết hứa cơ chứ?” Chưa một lần yêu đương, chưa một lời hứa hẹn nên dù có cô gái để ý đến, người lính vẫn quyết ra đi mà không ngoảnh lại ... Trong lúc chiến tranh, họ biết mình sẽ đối mặt với cái gì, biết mà vẫn ngẩng cao đầu bước đi. Câu chuyện không nói đến sự mất mát đau thương nhưng vẫn làm lòng ta thấy nhói. Không nói đến sự hy sinh nhưng khiến người ta thấy rằng bộ đội cụ Hồ rất dũng cảm.
Còn lúc miêu tả “quân với dân như cá với nước” được ông dùng những từ ngữ địa phương rất đắt: “Hai bác cứ thấy anh bộ đội nào là quờ quớ ra ngay, quý bộ đội lắm”. Cái từ “quờ quớ” là từ địa phương, biểu đạt sự rối rít, vui mừng, cuống cả lên cứ như là con mình đi bộ đội về ấy.
Hình tượng người lính trong các tác phẩm văn, thơ hay tản văn của ông dũng cảm, lạc quan và không thiếu phần hào hoa, lãng mạn. Hầu hết nhân vật người lính được ông lấy hình mẫu từ những đồng đội của mình. Từ tính cách cho đến tâm trạng là những gì mà ông và đồng đội ông đã suy nghĩ và hành động lúc đó. Chính vì vậy tác phẩm về người lính của nhà văn Phạm Minh Giang sống động và mang hơi thở của thời đại.
Người lính Phạm Minh Giang
Như trong tác phẩm “Chuyện tình anh lính cao xạ pháo” được in trong tập tản văn, truyện ngắn: "Quê hương và người lính" thì hình ảnh người lính cũng rất lãng mạn “Nhưng đã là anh lính cao xạ pháo thì phải trăm phần trăm ở trận địa, phải bốn mùa phơi thây dãi cốt ngoài nắng sương, mưa gió. Vì thế cánh lính chúng tôi có nhiều thứ khao khát, mà khao khát nhất là một … bóng hồng, một mái tóc dài, một cái lúm đồng tiền, một ánh mắt có sao trời lấp lánh”. Đọc câu trước thấy nổi da gà, đọc câu sau lại thấy sự lãng mạn ngập tràn.
Người lính trong tác phẩm của nhà văn Phạm Minh Giang còn rất khéo tay, biết làm nông cụ, biết sửa điện, sửa đài bán dẫn … bởi vì họ đều xuất thân từ trong dân mà ra. Họ đã trải qua những áp bức, đô hộ nên họ hiểu tại sao đồng bào mình khổ, tại sao phải vùng lên cầm súng đấu tranh để giành lại độc lập tự do cho dân tộc. Chẳng ai muốn phải hy sinh, chẳng ai muốn mất mát nhưng đó là điều mà những người thanh niên năm đó đã chọn lựa. Họ nguyện mang bản thân mình đi chiến đấu đẻ bảo vệ người thân, gia đình, bạn bè và lớn hơn nữa là bảo vệ quê hương đất nước.
Bác Phạm Minh Giang nói: Câu chuyện "Cưới vợ mùa khoai lang tím" gần như là có thật. Bác đưa lên facbook của mình và cả trang mạng "Trái tim người lính" hay "Chuyện làng quê" cũng có rất nhiều người đọc và họ nói bộ đội cụ Hồ đúng là như thế" |
Nhà văn Phạm Minh Giang đi bộ đội từ đầu năm 1966 đến hết năm 1975, thuộc Trung đoàn tên lửa 275, bảo vệ Quân khu 4. Bài thơ “Bếp lửa” là một trong những bài thơ mà ông viết trong thư gửi người yêu nơi quê nhà, lúc ấy là năm 1971. Ông đã viết hàng trăm bức thư gửi bà, trong đó có bức thư viết một bài thơ có tên: “Bếp lửa”.
Những bức thư của nhà văn gửi cho vợ
Dù không học qua trường lớp dạy viết văn nhưng năng khiếu văn thơ của ông bắt đầu bộc lộ mãnh liệt trong thời gian này. Chính ông sau này đã từng viết trong bài tản văn “Lá thư và người lính”: “Lá thư, những lá thư không phải chỉ là những nét chữ của người thân viết trên trang giấy trắng (hay thời xưa giấy màu ố vàng) đựng trong chiếc phong bì nhỏ. Không, không phải là như thế. Không, không! Trong chiếc phong bì nhỏ ấy là cả một tấm lòng – tấm lòng thủy chung, tấm lòng nhớ thương da diết. Những gì đựng trong chiếc phong bì nhỏ ấy nặng lắm, sâu lắm. Không phải chỉ có những nét chữ run run bằng mực tím, mực xanh, mà là có cả mồ hôi, nước mắt hàng trăm, hàng nghìn, hàng vạn đêm trường, cô lại gói vào trong … Lá thư, những lá thư thời ấy là sứ giả của nối nhớ nhung, là sứ giả của tình yêu son sắt”. Thế nên trong dòng văn học hiện đại Việt Nam, những lá thư tình của người lính có giá trị riêng, rất quý mà nhà văn Phạm Minh Giang vẫn còn giữ lại được hàng trăm bức thư mà ông gửi cho bà những ngày còn bộ đội.
Nhiều tác phẩm của nhà văn Phạm Minh Giang đã được xuất bản
Đất nước giải phóng, xuất ngũ rồi ông chọn đi học trường Đại học Thương mại, sau đó xin về quê làm việc ở Ty Thương nghiệp Thái Bình. Trong suốt những năm tháng đó ông vẫn viết, viết với niềm đam mê vô hạn cho đến tận bây giờ, khi ông đã ở cái tuổi “xưa nay hiếm”.
Trong suốt sự nghiệp 25 năm ông đã có năm nghìn bài viết bao gồm cả: Thơ, truyện ngắn, tản văn…Và cả viết báo nữa. Đặc biệt ông đã có nhiều bài thơ viết cho thiếu nhi đạt giải Quốc gia và các Bộ, ngành và được xuất bản thành sách. Nhiều bài báo được đăng trên các báo Quân đội, tạp chí của Hội VHNT trong và ngoài tỉnh.
Nhà văn Phạm Minh Giang có 27 giải thưởng lớn nhỏ; ví dụ như: Giải ba thơ thiếu nhi của Bộ GD-ĐT và Hội Nhà văn VN tổ chức năm 2005; Giải ba thơ trào phúng của Bộ Văn hoá năm 2009; Giải khuyến khích thơ trào phúng của hội Chữ thập đỏ VN và hội Nhà văn Việt Nam năm; 4 giải thơ của tỉnh Thái Bình; Giải Lê Quý Đôn năm 2019…Không thể kể hết, xin để những người bạn của ông nói đôi lời khách quan về sự nghiệp văn chương của người lính tài hoa, Nhà văn Phạm Minh Giang
Ông Đỗ Lâm Hà – Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Thái Bình: "Trong hội VNNHT tỉnh Thái Bình thì nhà văn Phạm Minh Giang là người có thành tựu đáng nể về viết thơ cho thiếu nhi. Hiện nay ông Giang đã có 7 đầu sách, trong có có 5 tập thơ giành cho thiếu nhi và 2 tập văn xuôi và tản văn. Ông Phạm Minh Giang cũng được nhận nhiều giải thưởng văn học của Trung ương và địa phương cho các tác phẩm thơ". |
Ông Nguyễn Khắc Chư, hàng xóm của nhà văn Phạm Minh Giang: "Tôi là hàng xóm của bác giang đây. Tôi rất hay nghe đài và đọc báo, nhiều lần tôi đọc được các tác phẩm của nhà văn Phạm Minh Giang trên báo Văn nghệ, báo Quân đội, báo công an. Tôi đã đọc nhiều tác phẩm của bác Giang, rất hay." |
Ông Nguyễn Tiến Dũng, hàng xóm của nhà văn thì nói: "Bác Giang có nhiều công đóng góp cho phong trào văn hoá ở khu dân cư, đặc biệt bác Giang là biên tập ba tập thơ Của CLB Hoà Bình của tổ dân phố chúng tôi rồi in thành sách, từ đó đẩy mạnh xây dựng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư và số người tham gia rất đông, cổ vũ động viên người cao tuổi sống vui, sống khoẻ, sống có ích. " |
Với giọng nói nhỏ nhẹ, dáng đi từ tốn, một người lính tài hoa - nhà văn Phạm Minh Giang giống như tao nhân mặc khách ung dung giữa đời vẫn giữ được bản chất của người lính cụ Hồ, của người CCB Việt Nam gương mẫu, đi đầu trong các phong trào xây dựng quê hương đất nước, xây dựng tình đoàn kết nhân dân và góp phần xây dựng khu dân văn hoá hoá trong sạch, vững mạnh.
Trà My
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...