Bộ Y tế vừa ban hành Công văn hướng dẫn nguồn kinh phí chi trả xét nghiệm SARS-CoV-2 khi tăng cường xét nghiệm tại các cơ sở khám chữa bệnh. Theo đó, chi phí xét nghiệm COVID-19 được chi trả dựa trên 2 nguồn, gồm quỹ bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước.
Phòng xét nghiệm SARS-CoV-2
5 nhóm người thuộc diện áp dụng gồm:
- Bệnh nhân nội trú;
- Người bệnh ngoại trú thực hiện xét nghiệm sau khi có quyết định chuyển vào điều trị nội trú;
- Cán bộ, nhân viên y tế, người lao động tại cơ sở khám chữa bệnh;
- Người chăm sóc bệnh nhân (tối đa không quá 2 người luân phiên) nếu được cơ sở y tế đồng ý cho ở lại;
- Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam đã hoàn thành thời gian cách ly y tế theo quy định nhưng thuộc các nhóm nêu trên.
Phạm vi áp dụng là các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc, bao gồm cả bệnh viện dã chiến và cơ sở tiếp nhận, điều trị ban đầu COVID-19.
Các nhóm trên khi xét nghiệm virus SARS-CoV-2 tại các cơ sở khám chữa bệnh được chi trả dựa trên 2 nguồn kinh phí, gồm quỹ bảo hiểm y tế và ngân sách nhà nước. Cụ thể, quỹ bảo hiểm y tế chi trả với các đối tượng trong 5 nhóm trên với người có thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh tại cơ sở theo phạm vi được hưởng và mức hưởng của trường hợp được bệnh viện chỉ định xét nghiệm.
Với những người thuộc nhóm trên nhưng không có thẻ bảo hiểm y tế hoặc có thẻ bảo hiểm y tế không thuộc phạm vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế và phần cùng chi trả (nếu có) của người bệnh, kinh phí sẽ do ngân sách nhà nước chi trả.
Về phương pháp xét nghiệm, các cơ sở khám chữa bệnh căn cứ khả năng triển khai và hướng dẫn của Bộ Y tế thực hiện xét nghiệm theo một hoặc kết hợp nhiều phương pháp. Giá thanh toán chi phí xét nghiệm thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Mức giá tối đa của dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật RT-PCR từ bệnh phẩm dịch hầu họng (áp dụng cho mẫu đơn) là 734.000 đồng/mẫu.
Bộ Y tế cũng quy định tần suất xét nghiệm cụ thể cho từng nhóm đối tượng. Cụ thế, cán bộ, nhân viên y tế, người lao động tại cơ sở khám chữa bệnh thực hiện xét nghiệm định kỳ 7 ngày/lần.
Đối với người bệnh sau khi khám ngoại trú cần chuyển vào điều trị nội trú sẽ xét nghiệm ngay sau khi có quyết định chuyển. Người bệnh chuyển tuyến cũng phải thực hiện xét nghiệm.
Người bệnh đang được điều trị nội trú xét nghiệm định kỳ 7 ngày điều trị/lần. Trong trường hợp có ca mắc COVID-19 trong khu điều trị, cần xét nghiệm ngay toàn bộ các đối tượng. Người nhà chăm sóc người bệnh được ở lại sẽ xét nghiệm 1 lần trong trường hợp người bệnh điều trị nội trú dưới 7 ngày hoặc 3 ngày. Đối với trường hợp người bệnh điều trị nội trú từ 3 hoặc 7 ngày trở lên, người nhà chăm sóc được 2 lần xét nghiệm.
Sáng 30/6, Bộ Y tế cho biết từ ngày 29/4/2021 đến nay đã thực hiện 3.070.425 xét nghiệm cho 7.235.755 lượt người.
Nguồn TTXVN
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...