Đưa cơ giới hoá vào đồng ruộng là bước đột phá trong phát triển nông nghiệp, không những nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm cây trồng mà còn khắc phục tình trạng thiếu lao động, giải bài toán bỏ ruộng.
Thửa ruộng nông dân bỏ hoang tại cánh đồng thôn An Lộc xã Trung An
Cánh đồng thôn An Lộc xã Trung An, những vụ trước nhiều thửa ruộng nông dân bỏ hoang. Không ít người xót xa khi bờ xôi ruộng mật để cỏ dại mọc um tùm, lãng phí tài nguyên đất. Vụ mùa này, Hợp tác xã Trung An đứng ra mượn lại của dân để tổ chức sản xuất quy mô lớn.
Ông Trịnh Văn Điểu - Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp Trung An, huyện Vũ Thư: “Tổ chức cho cán bộ kĩ thuật thôn, chủ một số máy cày đi tham quan các điểm trong huyện, trong tỉnh mình, tạo động lực để cho các bác về phấn khởi khơi thông lại toàn bộ hệ thống mương máng cánh đồng. Động viên nhân dân bằng cơ chế thuận tiện nhất để bà con thực hiện.” |
Hợp tác xã Trung An tổ chức làm đất cho vụ gieo trồng mới
Tất cả các công đoạn từ khâu làm đất đến gieo cấy đều được Hợp tác xã thực hiện bằng máy. Chỉ tính riêng công đoạn gieo cấy máy so với phương pháp cấy truyền thống thì mỗi sào giảm được 1 nửa lượng giống. Tỷ lệ nảy mầm cao, năng suất tăng từ 5-10%, chi phí cũng giảm, đặc biệt là đảm bảo thời vụ sản xuất.
Ông Trịnh Minh Lương - Ban kiểm soát Hợp tác xã nông nghiệp Trung An, huyện Vũ Thư: “Hợp tác xã chúng tôi với mục tiêu thu hẹp và xoá bỏ diện tích hoang hoá để sau này bà con có nhu cầu cấy lại ruộng thì chúng tôi sẵn sàng trả lại bà con để quay lại đồng ruộng. Đảm bảo nguồn lương thực cho người dân và cho gia đình.” |
Đất sau khi được cải tạo Hợp tác xã sử dụng máy cấy sản xuất vụ lúa mới
Không chỉ đảm nhận tổ chức lại khâu sản xuất trên những diện tích ruộng người dân bỏ hoang, hợp tác xã nông nghiệp xã Trung An còn vận động nhân dân tích tụ tập trung ruộng đất, gieo cấy từ 1-2 loại giống lúa, thuận tiện đưa máy móc vào đồng ruộng. Từ đó góp phần nâng cao năng suất, giảm chi phí, đồng thời khắc phục tình trạng thiếu lao động trong nông nghiệp. Thời gian tới xã Trung An tiếp tục vận động các hộ dân mở rộng diện tích cấy lúa và áp dụng cơ giới hoá đồng bộ từ khâu làm đất, gieo mạ, cấy, chăm sóc và thu hoạch. Việc áp dụng cơ giới hoá là một trong những giải pháp cấp thiết giúp giải bài toán nông nghiệp bỏ ruộng trên địa bàn xã hiện nay.
CTV Kim Anh
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...