Rào cản của phát triển nông nghiệp

Thứ 6, 25/06/2021 | 00:00:00
1,230 lượt xem

Nông nghiệp hiện nay không chỉ dừng lại ở việc tăng năng suất mà phải là nâng cao chất lượng sản phẩm để tham gia sâu vào chuỗi giá trị và hội nhập kinh tế. Tỉnh Thái Bình có rất nhiều lợi thế để thực hiện điều này. Thế nhưng so với tiềm năng hiện có, nông nghiệp Thái Bình vẫn chưa phát huy được hết lợi thế để tạo sự phát triển đột phá.

Người dân thu hoạch bí ngô của gia đình trồng

Sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, diện tích bình quân của các nông hộ rất thấp, chỉ đạt 0,2ha/hộ. Nông dân vẫn giữ tư duy canh tác thủ công truyền thống mạnh ai nấy làm. Chình vì vậy, tình trạng được mùa mất giá, được giá mất mùa luôn thường trực.

Nông dân
 “Đầu ra kém, nông dân thì ai cũng phải trồng, trồng nhiều thì giá rẻ, thời tiết không ưu đãi cho mình.”
Ông Phạm Đình Chiểu, xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư:
 “Cá thì rẻ mà cám thì đắt, đợt rồi tôi bán thí điểm ngót 100 tấn, tính ra lỗ khoảng 15.000 đồng/ cân.”

Diện tích đất trồng cấy bị bỏ hoang ngập nước, cỏ mọc um tùm 

Cùng với đó là tình trạng bỏ ruộng diễn ra ở nhiều nơi. Nếu vụ xuân năm 2019 là hơn 800ha ruộng bỏ hoang thì vụ xuân năm 2020 thì diện tích này tăng lên gấp đôi. Sản xuất nông nghiệp không tạo ra sức hút, lao động trẻ khoẻ có trình độ đã chuyển sang các lĩnh vực khác, còn lại là người trung và cao tuổi. Điều này đã dẫn đến những cản trở trong việc đưa các máy móc khoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Theo mục tiêu của dự thảo Đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2021-2025 thì Thái Bình phấn đấu đến 2025, tốc độ tăng trưởng toàn ngành đạt 2,1%. Tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết lĩnh vực trồng trọt đạt khoảng 25%, chăn nuôi đạt khoảng 30%, thuỷ sản đạt khoảng 20%. Tỷ lệ giá trị sản phẩm được sản xuất theo quy trình sản xuất tốt hoặc tương đương lĩnh vực trồng trọt đạt 40%, chăn nuôi đạt 25%, thuỷ sản đạt 10%. Xây dựng từ 8-10 sản phẩm trồng trọt chế biến và chế biến sâu mang thương hiệu tỉnh Thái Bình. Cấp từ 15-20 mã vùng trồng cho sản xuất trồng trọt, từng bước phục vụ xuất khẩu và tiêu thụ nội địa. 

Tiến sĩ Đặng Kim Sơn - Viện nghiên cứu thị trường và thể chế nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
 “Lợi thế như tỉnh Thái Bình là lợi thế về mặt nông nghiệp và con người. Tuy nhiên lại là tỉnh đất chật, người đông nên muốn tăng được năng suất và giá trị trong sản xuất nông nghiệp trong tương lai không thể đổ thêm lao động vào, không thể thêm phân, thêm nước mà chỉ có một thứ có thể đổ thêm là khoa học công nghệ.”

Có thể thấy rõ tính cấp thiết của việc tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp bởi chỉ khi quy mô và trình độ sản xuất được nâng cao, nông nghiệp chuyển dịch mạnh sang sản xuất hàng hoá thì sẽ đảm bảo sức cạnh tranh, thích ứng với sự phát triển hiện nay.
 

Hoài Thu

  • Từ khóa
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà

Ngày 2.12, đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà sau kỳ họp thứ 8, Quốc...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...