Trước tình hình nắng nóng gay gắt tại Hà Nội, khi nhiệt độ ngoài trời có lúc lên đến trên 50 độ C, nhiều trường hợp bị say nắng phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Đây là bệnh nhân nữ 44 tuổi nhập viện trong tình trạng say nắng, say nóng nặng, rối loạn ý thức, hôn mê 3 điểm: mạch nhanh, huyết áp tụt, nhiệt độ cơ thể 42 độ C. Đây là trường hợp bệnh lý về thân nhiệt ghi nhận trong những ngày nắng nóng cao điểm, nhiệt độ tăng cao đột ngột. Tại khoa hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp, bệnh nhân đã được an thần thở máy, thân nhiệt đã được kiểm soát, giao động từ 36 độ 5 đến 37 độ 5, hiện tại bệnh nhân tồn tại tiêu cơ vân, đang có gắng truyền dịch, bù điện giải.
Say nắng, say nóng còn có khả năng dẫn đến đột quỵ vì nhiệt là thể bệnh lý nguy hiểm; gặp khi tình trạng tăng thân nhiệt quá mức trên 40 độ C, thường kèm theo đáp ứng viêm hệ thống dẫn tới tổn thương cơ quan đích cùng với tổn thương thần kinh.
ThS.Trần Thị Kim Dung - Khoa Cấp cứu - Chống độc của bệnh viện Đa khoa Nông Nghiệp: “ Khi bệnh nhân xuất hiện biểu hiện bất thường do việc say nắng, say nóng chúng ta phải đưa ngay bệnh nhân vào nơi mát mẻ và sau khi làm hạ thân nhiệt bằng mọi cách chườm lạnh, chườm ấm thì phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện để hỗ trợ về mặt y tế vì nếu 1 tiếng đầu tiên kịp thời bệnh nhân hồi phục hoàn toàn 100%, nếu qua thời gian vàng thì tiên lượng sẽ không còn tốt như ban đầu nữa.” |
Thời tiết nắng nóng cũng khiến sức khỏe nhiều người cao tuổi bị ảnh hưởng. Khoa Cấp cứu, bệnh viện Lão khoa Trung ương những ngày gần đây, lượng bệnh nhân nhập viện do liên quan tới nhiệt độ có xu hướng tăng hơn; phần lớn gặp những bệnh ở người cao tuổi, trong đó có nhóm bệnh về tim mạch như cơn tăng huyết áp, đột quỵ, về hô hấp hay gặp viêm phổi và đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Bác sỹ Quang Thắng – Trưởng khoa Cấp cứu, BV Lão khoa Trung ương:“ Người cao tuổi khi đến giai đoạn lão hóa, khả năng đáp ứng nhiệt độ mội trường kém, làm bệnh mãn tính như bệnh tăng huyết áp, gặp nhiệt độ thay đổi, sẽ làm chuyển hưởng tiêu cực dễ dẫn đến đột quỵ, tăng huyết áp cao, viêm phổi rơi vào bệnh nhân nằm trong môi trường điều họa, di chứng mạch máu não.” |
Theo khuyến cáo của các bác sĩ, để phòng tránh bệnh vào mùa nắng nóng, người cao tuổi nên hạn chế ra ngoài khi nền nhiệt độ lên cao, không đi dưới trời nắng lâu. Nếu phải làm việc ngoài trời thì nên chia nhỏ thời gian ngắn khoảng 30-45 phút, có thời gian nghỉ cách quãng. Trong quá trình làm việc dưới nhiệt độ nắng nóng, phải che kín, đặc biệt là vùng gáy cổ. Khi vừa đi nắng về, thời điểm cơ thể tiết ra nhiều mồ hôi, nhiệt cơ thể độ cao, không nên nếu tắm ngay để đề phòng đột quỵ.
Nguồn TTXVN
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...