Chủ động tìm hướng tiêu thụ nông sản trong mùa dịch

Thứ 2, 17/05/2021 | 00:00:00
1,941 lượt xem

Đại dịch Covid-19 đang có những tác động to lớn đến mọi mặt đời sống xã hội, trong đó có sản xuất nông nghiệp. Trước những biến động của thị trường nhiều nông dân đã kịp thích nghi, chủ động tìm kiếm thay đổi phương thức tiêu thụ, nhờ đó việc sản xuất kinh doanh được duy trì ổn định ngay trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 có những diễn biến phức tạp.

Khu chế biến cá thương phẩm của chị Hạnh

Những lồng cá sắp đến kì thu hoạch, khác với nhiều người nuôi cá lồng trong tỉnh, chị Đỗ Thị Hạnh, thôn Cự Lâm xã Xuân Hoà huyện Vũ Thư không quá lo lắng về vấn đề tiêu thụ. Bởi ngay tại trang trại, chị Hạnh đầu tư xây dựng khu nhà xưởng để chế biến cá thương phẩm thành các sản phẩm hàng hoá cung cấp cho thị trường.

Chị Đỗ Thị Hạnh, thôn Cự Lâm, xã Xuân Hoà, huyện Vũ Thư:

“Chủ động hơn so với một số trang trại khác đó là nuôi con cá đến kì xuất bán nếu Covid giá cả xuống và khó tìm đầu ra thì chúng tôi sử dụng chuỗi khép kín, chế biến thành sản phẩm cá cắt khúc và cá đông lạnh tiêu thụ ra thị trường thì sẽ giải quyết được vấn đề con cá quay vòng đầu vốn.”


Anh Toàn gói hàng gửi cho khách mua

Dịch bệnh Covid-19 kéo dài trong hơn 1 năm qua đã làm thay đổi tư duy sản xuất của nhiều nông dân. Từ chỗ bị động, nông dân đã chủ động hơn trong việc tiếp cận với thị trường. Đặc biệt, họ đã tận dụng tối đa tiện ích của mạng xã hội để giao thương. Nhờ đó việc tiêu thụ của các sản phẩm nông nghiệp có những thuận lợi, hàng hoá không bị ế đọng.

Anh Vũ Thanh Toàn, xã Xuân Hoà, huyện Vũ Thư:

“Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát tôi cũng bị ảnh hưởng rất lớn, các sản phẩm từ sen không tiêu thụ trực tiếp tại vườn được nên tôi tìm cách đổi mới phương thức bán hàng. Tôi quảng cáo bán các sản phẩm của nhà vườn qua trang mạng xã hội như facebook và zalo. Tôi thấy hiệu quả tốt, các đơn hàng bán online được tăng lên đáng kể, mỗi ngày bán được 15-20 đơn hàng.”


Doanh nghiệp thu mua nông sản chế biến

Đợt dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 tại Việt Nam lan rộng ở nhiều tỉnh thành, trong đó có Thái Bình. Lúc này các công ty, cơ sở thu mua nông sản trên địa bàn tỉnh cũng kịp thời chia sẻ những khó khăn với người nông dân.

Ông Tăng Văn Hải, Giám đốc Công ty cổ phần chế biến nông sản Gia Bảo:

“Vừa qua một số hộ nông dân đã tự ý trồng một số sản phẩm để bán ra thị trường, trong đó có cây dưa gang. Người dân đã trồng rất sớm để có sản phẩm bán nhưng do dịch bệnh Covid-19 mà sản phẩm đó tiêu thụ rất khó khăn ra thị trường nên họ nhờ đến công ty, công ty tổ chức thu mua diện tích trồng cho bà con nông dân xã Thuỵ Trường, xã Thuỵ Dũng và xã Thái Hoà.”


Người dân sử dụng mạng xã hội để quảng cáo và bán hàng

Chủ động thay đổi phương thức bán hàng, đẩy mạnh liên kết tiêu thụ nông sản. Đó là giải pháp ứng phó với những biến động của thị trường, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Làm tốt điều này nông sản không còn phải chờ giải cứu như những đợt dịch bệnh trước.

Thu Trang

  • Từ khóa
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà

Ngày 2.12, đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà sau kỳ họp thứ 8, Quốc...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...