Chiều 27/4, Hội đồng bầu cử Quốc gia đã công bố danh sách 868 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV tại 184 đơn vị bầu cử trong cả nước để bầu 500 đại biểu Quốc hội khóa XV.
Theo đồng chí Bùi Văn Cường, Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Chánh Văn phòng Hội đồng bầu cử Quốc gia, trong tổng số 868 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV theo từng đơn vị bầu cử, số người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV do Trung ương giới thiệu là 203 người, địa phương có 665 người, đạt tỷ lệ 1,74 người ứng cử trên một đại biểu được bầu (trong đó có 9 người tự ứng cử).
Cơ cấu kết hợp chung của cả nước
Người ứng cử là phụ nữ có 393 người, chiếm tỉ lệ 45,28%. Người ứng cử là người dân tộc thiểu số là 185 người, chiếm tỉ lệ 21,31%. Người ứng cử là người ngoài Đảng có 74 người, chiếm tỉ lệ 8,53%.
Về trình độ chuyên môn: Người ứng cử có trình độ trên đại học có 564 người, chiếm tỉ lệ 64,98%. Người ứng cử có trình độ đại học có 294 người, chiếm tỉ lệ 33,87%. Người ứng cử có trình độ dưới đại học là 10 người, chiếm tỉ lệ 1,15%.
Về trình độ lý luận chính trị: Cử nhân có 55 người, chiếm tỉ lệ 6,34%; Cao cấp có 587 người, chiếm tỉ lệ 67,63%; Trung cấp có 111 người, tỉ lệ 12,79%; Sơ cấp có 35 người, chiếm tỉ lệ 4,03%. Có 80 người không có chứng chỉ về trình độ lý luận chính trị, chiếm tỉ lệ 9,22%.
Về trình độ ngoại ngữ, tin học: Hầu hết người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV đáp ứng yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học. Người ứng cử là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử có 205 người, chiếm tỉ lệ 23,62%; Người ứng cử là người trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) có 224 người, chiếm tỉ lệ 25,81%.
Về độ tuổi bình quân (tính trung bình trong 868 người ứng cử) có 46 tuổi. Người cao tuổi nhất là 77 tuổi, người trẻ tuổi nhất là 24 tuổi.
Cơ cấu người ứng cử đại biểu Quốc hội ở Trung ương
Trong số 203 người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV ở Trung ương: Các cơ quan Đảng có 11 người, chiếm tỉ lệ 5,42%. Cơ quan Chủ tịch nước và các cơ quan tư pháp có 5 người, chiếm tỉ lệ 2,46%. Các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội đại biểu Quốc hội chuyên trách ở trung ương) có 129 người, chiếm tỉ lệ 63,55%. Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an) có 15 người, tỉ lệ 7,39%.
Lực lượng vũ trang: Quân đội (cơ quan Bộ, các quân khu, quân chủng và lĩnh vực trọng yếu) có 12 người, chiếm tỉ lệ 5,91%. Công an có 2 người, chiếm tỉ lệ 0,99%.
Kiểm toán nhà nước 1 người, chiếm tỉ lệ 0,49%. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên có 28 người, chiếm tỉ lệ 13,79%.
Về cơ cấu kết hợp: Phụ nữ có 45 người, chiếm tỉ lệ 22,17%; Dân tộc thiểu số có 22 người, chiếm tỉ lệ 10,84%; Tôn giáo có 4 người, chiếm tỉ lệ 1,97%; Người ngoài Đảng có 4 người, chiếm tỉ lệ 1,97%.
Về trình độ học vấn: Trên Đại học có 168 người, chiếm tỉ lệ 82,76%; Đại học có 35 người, chiếm tỉ lệ 17,24%; dưới Đại học không có; Tái cử có 99 người, chiếm tỉ lệ 48,77%; Trẻ nhất có 5 người, chiếm tỉ lệ 2,46%.
Cơ cấu người ứng cử đại biểu Quốc hội ở địa phương
Trong số 665 người ứng cứ đại biểu Quốc hội khóa XV ở địa phương: Người ứng cử là phụ nữ có 348 người, chiếm tỷ lệ 52,33%. Người ứng cử là người dân tộc thiểu số có 163 người, chiếm tỷ lệ 24,51%. Người ứng cử là người ngoài Đảng có 70 người, chiếm tỷ lệ 10,53%.
Về trình độ chuyên môn: Người ứng cử có trình độ trên đại học có 396 người, chiếm tỉ lệ 59,55%. Người ứng cử có trình độ đại học có 259 người, chiếm tỉ lệ 38,95%. Người ứng cử có trình độ dưới đại học có 10 người, chiếm tỉ lệ 1,5%.
Người ứng cử là trẻ tuổi (dưới 40 tuổi) có 219 người, chiếm tỉ lệ 32,93%. Người ứng cử là đại biểu Quốc hội khóa XIV tái cử có 106 người, chiếm tỉ lệ 15,94%.
Tại cuộc họp báo, báo chí có nêu: Gần đây cơ quan điều tra có làm việc với Bệnh viện Tim Hà Nội về những vấn đề pháp luật có liên quan đến thời điểm ông Nguyễn Quang Tuấn (Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai) làm Giám đốc. Hiện ông Tuấn là một trong ứng viên ứng cử tại Hà Nội. Vậy Hội đồng bầu cử Quốc gia có nhận được thông tin này và có thông tin gì mới về trường hợp này?
Trả lời câu hỏi này, Trưởng ban Công tác đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết: Trường hợp ông Nguyễn Quang Tuấn, thì Trưởng ban Công tác đại biểu Quốc hội đã biết thông qua báo chí. Tiểu ban nhân sự đã chủ động có văn bản gửi Bộ Công an để biết thông tin chính thức về ông Nguyễn Quang Tuấn.
“Chúng tôi nhận được văn bản 1123 của Bộ Công an. Đây là văn bản tuyệt mật. Đến tại thời điểm này, Bộ Công an đang trong quá trình điều tra. Bộ Công an có khẳng định ông Nguyễn Quang Tuấn có ký một số văn bản liên quan. Nhưng để khẳng định có vi phạm pháp luật hay không thì còn đang trong quá trình điều tra”, bà Nguyễn Thị Thanh cho hay.
Nguồn TTXVN
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...