Mở rộng văn hóa đọc và không gian đọc sách tại Thái Bình

Thứ 6, 16/04/2021 | 00:00:00
914 lượt xem

Phát triển văn hóa đọc được mở rộng hơn tại Thái Bình, xây dựng không gian văn hóa đọc để kéo độc giả gần hơn với sách. Trong thời đại công nghệ số, văn hóa đọc được mở rộng qua các không gian đọc, vẫn là những câu chuyện trong sách nhưng khi chuyển thể thành truyện, thành phim hoạt hình có âm thanh thì những câu chuyện đã được nhiều bạn đọc tiếp nhận nhanh hơn.

Chiếc xe lưu động cho các em học sinh tham gia đọc sách và sử dụng máy tính

Không gian văn hóa đọc mới là chiếc xe lưu động do thư viện tỉnh Thái Bình vận chuyển sách và máy tính được mã số hóa nhiều truyện, sách tại thư viện. Xe được đặt tại trường Tiểu học và Trung học cơ sở An Dục, huyện Quỳnh Phụ. Rất nhiều học sinh đăng ký tham gia không gian này. 

Em Nguyễn Ngọc Bích- Lớp 6A2, Trường Tiểu học và THCS An Dục, huyện Quỳnh Phụ: 

“Qua máy tính trên xe lưu động như thế này em thấy rất hay và bổ ích. Nhiều câu chuyện được truyền tải nhanh hơn từ sách sang hoạt hình và phim.”


Các em học sinh sử dụng máy tính để xem và tìm hiểu các câu chuyện hay

Em Nguyễn Dương Toàn - Lớp 5A, trường Tiểu học và THCS An Dục, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình: 

“Em rất hay dọc sách, hôm nay được đọc sách thông qua các câu chuyện được chuyển thành phim, em xem được nhiều hơn. Em đọc 3 câu chuyện trong 15 phút.”


Các em học sinh đọc sách lấy tại xe lưu động

Hiện nay, không gian đọc sách ngày càng được mở rộng thông qua hình thức tủ sách lớp học, tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ và đến các thư viện xã, trường học. Những mẩu chuyện, câu chuyện trong sách được hình tượng hóa qua các giờ học ngoại khóa như vẽ tranh, kể chuyện, đóng vai nhân vật qua hình thức sấn khấu hóa.... Đây là cách làm nhằm phát triển văn hóa đọc, mang tri thức gần hơn với bạn đọc được trường Tiểu học và THCS An Dục, xã An Dục, huyện Quỳnh Phụ phát triển trong nhiều năm nay.

Em Nguyễn Trọng Phúc - Lớp 4A, trường Tiểu học và THCS An Dục, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình: 

“Chúng em được đọc sách tại lớp học qua tủ sách, ở xã em đọc tại nhà cô Nga, những câu chuyện giúp chúng em có thêm kiến thức bổ ích, thư giãn sau những giờ học.”


Theo Bộ Thông tin & Truyền thông: Việt Nam chỉ có 30% số người được khảo sát có đọc sách thường xuyên, 26% không đọc sách và 44% thỉnh thoảng đọc sách. Đồng thời, theo lượng sách xuất bản, mỗi người Việt Nam thụ hưởng 4,2 cuốn sách mới/người/năm nhưng trong đó, có một nửa là sách giáo khoa. Như vậy, việc lưu chuyển sách, thay đổi không gian đọc sẽ khơi gậy được nhiều niềm đam mê với nguồn tri thức của nhiều bạn đọc.

Bùi Minh

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...