Trước tác động lớn từ Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đối với tăng trưởng của nền kinh tế Nhật Bản so với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cũng như Hiệp định Đối tác Kinh tế của nước này với Liên minh châu Âu (JEEPA), hôm 2/4, Quốc hội Nhật Bản đã bắt đầu thảo luận về việc có thông qua Hiệp định RCEP hay không.
Chính phủ Nhật Bản ước tính RCEP có thể sẽ giúp tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này tăng thêm khoảng 15.000 tỷ yên (tương đương 2,7% so với GDP thực tế của tài khóa 2019 kết thúc vào 31/3/2020, đồng thời tạo thêm khoảng 570.000 việc làm mới. Theo một quan chức của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, RCEP sẽ chiếm khoảng 46% tổng kim ngạch thương mại của Nhật Bản, trong khi CPTPP và EJEPA chiếm tương ứng 15% và 12%.
Hiệp định RCEP đã được 10 quốc gia thành viên ASEAN và các đối tác của khối gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand ký vào tháng 11/2020. RCEP sẽ có hiệu lực sau khi có ít nhất 6 quốc gia thành viên ASEAN cùng với 3 quốc gia đối tác phê chuẩn.
Nguồn TTXVN
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...