“Việt Nam chiến thắng covid- Chấm dứt bệnh lao”

Thứ 4, 24/03/2021 | 00:00:00
285 lượt xem

Ngày 24/3 hằng năm - Ngày thế giới phòng chống lao, nhằm nhắc nhở cộng đồng về mối nguy hại của bệnh lao, do mỗi năm vẫn có khoảng 940.000 người tử vong về bệnh này. Hưởng ứng ngày thế giới phòng chống lao năm 2021 với chủ đề “Việt Nam chiến thắng covid- Chấm dứt bệnh lao”, việc kiểm soát bệnh lao tại cộng đồng tại Thái Bình được thực hiện như thế nào?

Ông Lương Xuân Lung, năm nay 71 tuổi, xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương, khi bị ho kéo dài, sốt chỉ nghĩ mình bị cảm và không đi khám ngay tại cơ sở chuyên khoa phổi. Tự mua thuốc trong thời gian dài, bệnh không khỏi, cân bị giảm sút, sức khỏe giảm nghiêm trọng mới tìm đến bệnh viện chuyên khoa.

Ông Lương Xuân Lung - Xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương, Thái Bình: 

“Nhà tôi không có ai bị bệnh lao nên không nghĩ mình mắc bệnh. Khi yếu, đi khám được chuyển thẳng lên bệnh viện Phổi, giờ đã ổn định sức khỏe.”


Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Duy Phán - Trưởng Khoa Lao hô hấp, Bệnh viện Phổi Thái Bình: 

"Bệnh nhân hít phải con vi khuẩn lao làm gây ra bệnh lao. Con vi khuẩn lao sẽ sống trong phổi, khuẩn lao có đặc điểm ưa khí ôxi, khi cơ thể yếu đi vi khuẩn tấn công cơ thể."


Bệnh nhân được khám định kì bệnh

Theo Bộ y tế, Việt Nam đứng thứ 11 trong 30 quốc gia có gánh nặng bệnh lao cao trên toàn cầu. Ước tính mỗi năm có khoảng 170.000 người mắc lao tại Việt Nam và chỉ có hơn 100.000 người được phát hiện và điều trị trong Chương trình chống lao Quốc gia. Điều này có nghĩa là khoảng 50.000 người mắc bệnh lao không được chẩn đoán trong cộng đồng và khoảng 20.000 trường hợp đã được chẩn đoán bệnh nhưng không được báo cáo trong hệ thống lao quốc gia. Thực tế việc kiểm soát tại cộng đồng đang gặp nhiều khó khăn.

Hiện nay, khi người dân tự giác đi khám tầm soát lao là rất ít vì tâm lý y ngại mắc bệnh, còn với người mắc bệnh khi điều trị lại không tuân thủ phác đồ điều trị.

Bác sĩ Bùi Thị Thanh Trà - Trạm trưởng Trạm y tế xã Thái Thượng, huyện Thái Thụy,Thái Bình: 

“Trong thôn xóm chưa phát hiện hết lao, kéo dài lây lan ra cộng đồng. Còn đối tượng chưa phát hiện ra. Nếu có kinh phí mở rộng 1 đợt khám sàng lọc tất cả đối tượng ho khạc nhiều.”


Bác sĩ Đoàn Thị Láng - Xã Hòa An, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình: 

"Hiện nay để kiểm soát bệnh lao tại cộng đồng còn nhiều, tại trạm y tế chưa đủ thiết bị để tầm soát. Nếu chúng tôi có được trang bị máy xét nghiệm trực tiếp từ cộng đồng thì sẽ phát hiện ra nhiều người sớm hơn nữa, nhân dân sẽ được phát hiện sớm."


Người dân đến khám tại Trung tâm y tế xã 

Bà  Phan Thị Thùy Linh - cán bộ phụ trách Chương trình phòng chống lao Quốc gia, Trung tâm Y tế huyện Thái Thụy: 

"Huyện kiểm soát gần 200 bệnh nhân, tầm soát trên 1000. Còn ở ngoài cộng đồng còn nhiều. Khó khăn hiện nay chương trình phòng chống lao của huyện là phác đồ điều trị dài, đối tượng điều trị thấy đỡ thì sao nhãng."


Việc vận động để người dân tự giác đến trạm y tế để tầm soát lao, và khi có nguy cơ cao, trạm y tế sẽ lấy mẫu gửi lên bệnh viện chuyên khoa phần lớn dựa vào sự vào cuộc quyết liệt của đội ngũ cán bộ y tá trạm, cộng tác viên y tế thôn, phường. Như vậy, việc đi điều trị bệnh lao đã có những tiến bộ của khoa học ngành y cùng với  sự chủ động của người dân để phát hiện bệnh sớm có hướng điều trị tích cực.

Bùi Minh

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...