Đời sống xã hội hiện đại dưới nền tảng của internet và công nghệ số khiến cho tốc độ giao lưu, kết nối giữa người với người trở nên dễ dàng hơn. Hàng ngày, chúng ta tiếp nhận vố số thông tin qua các nền tảng internet. Trong một mạng lưới dày đặc như vậy lẫn lộn thông tin với nội dung cả tốt và xấu. Dễ dàng trong cách tiếp cận và dễ dãi trong việc tiếp nhận đã dẫn đến những câu chuyện đáng buồn, nhiều gia đình là nạn nhân của những sản phẩm truyền thống xấu độc.
Kết quả tìm kiếm trên mạng xã hội
Những cái Title thương tâm: "Bé gái 5 tuổi tuổi tử vong vì bắt chước trò chơi trên youtube". "Liên tiếp các vụ trẻ em thắt cổ tự tử vì bắt chước clip youtube". "Video xấu, độc trên youtube: Từ sự tò mò đến cái chết". Những dòng chữ này, ai đọc lên cũng không thể quên! Gần đây nhất lại thêm vụ việc về một youtuber đăng tải clip có nội dung mê tín dị đoan xin vía học giỏi. Ngay lập tức, clip này bị xã hội đồng loạt lên án. Lướt qua các kênh mạng xã hội được nhiều người sử dụng như Facebook, Youtube hay Tiktok không khó để tìm thấy những video mang nội dung: Ăn uống mất vệ sinh; Bạo lực; Đồi trụy... Đó là những video có nội dung xấu, độc hại. Và trên thực tế đã dẫn kết những cái chết thương tâm cho các gia đình...
Tiến sĩ Tâm lý học Phạm Thị Hồng Phương, Trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình: "Việc xem những clip độc hại sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, khiến các em bất ổn tâm lí." |
Các em nhỏ tại lớp học được hỏi về việc sử dụng điện thoại
- "Ở nhà bố mẹ có cho các xem xem điện thoại không?" - Có ạ!!
- "Bố mẹ thường cho các con xem những gì?" - "Xem hoạt hình ạ!!!"
Những em nhỏ từ bé, khi mới lọt lòng đã được bố mẹ cho xem điện thoại. Hành động này nghiễm nhiên trở thành thói quen và sở thích của các bé. Dần dần khi lớn lên, từ sở thích trở thành việc bị nghiện xem smartphone. Việc nghiện xem smartphone vốn đã là một thói quen không tốt, lại có những mối nguy hiểm với nội dung xấu tiềm tàng được cài cắm trong những clip giải trí cho trẻ.
- "Nếu không được cho xem các con cảm thấy thế nào?" - "Com cảm thất rất buồn!"
Trẻ nhỏ sau một ngày hoạt động ở trường, sau khi cha mẹ đón về, vì để có thể tập trung với một số công việc nhà nên đành phải giao phó con mình cho chiếc điện thoại. Nhiều bố mẹ có biện pháp đề phòng bằng cách giám sát nội dung. Thế những biện pháp này có thật sự yên tâm?
Phụ huynh: "Tôi đôi lúc để làm một số việc cá nhân thù cũng đành cho con xem điện thoại. Tôi cũng để ý con xem cái gì và cài đặt chế độ xem cho trẻ em nhưng để mà nói yên tâm thì tôi không hoàn toàn yên tâm chút nào." |
Vậy có nghĩa rằng, những bậc cha mẹ vẫn hàng ngày đành phải cho con dùng điện thoại mà vẫn nơm nớp lo sợ: Không biết con mình có khi nào sẽ trở thành nạn nhân tiếp theo? mà điều này lại gây ảnh hưởng rất lớn đến tâm lí, nhận thức non nớt của con trẻ.
Lô Linh
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...