Trong năm 2020, cả nước xử lí trên 185.000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Tại Thái Bình là trên 1700 vụ, mỗi vụ việc xảy ra không chỉ gây tổn hại về kinh tế, sức khoẻ và lòng tin của người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến những doanh nghiệp làm ăn chân chính. Nhân ngày Quyền tiêu dùng của người Việt Nam-15/3/2021, chúng ta hãy cùng đấu tranh gian lận thương mại, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.
Số tang vật được Bộ đội Biên phòng Thái Bình phát hiện thu giữ
Đây là số tang vật vừa được Bộ đội Biên phòng Thái Bình phát hiện và bắt giữ ở khu vực cảng Diêm Điền, huyện Thái Thuỵ.Gần 100 sản phẩm điện tử đã qua sử dụng nhưng tất cả đều không có hoá đơn chứng từ, được vận chuyển từ đường biển vào bờ để tiêu thụ bằng phương thức hết sức tinh vi.
Thượng tá Vũ Xuân Thiểm - Bộ đội Biên phòng Thái Bình: “Sử dụng các phương tiện lớn vận chuyển về các vùng biển xa của Thái Bình. Thông qua đó lợi dụng đêm tối và sương mù, đối tượng thuê các chủ phương tiện của Thái Bình làm nghề khai thác thuỷ sản, vận chuyển vào trong đất liền tiêu thụ." |
Người mua hàng tại trung tâm thương mại
Không riêng gì hàng điện tử, hiện nay vì lợi nhuận, các đối tượng xấu không từ thủ đoạn nào để đưa hàng vào thị trường kiếm lời. Trong đó chủ yếu là hàng gia dụng, thực phẩm, thời trang, mỹ phẩm. Tuy nhiên, sự ra đời của các trung tâm thương mại, siêu thị, đã góp phần ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng len lỏi, trà trộn vào thị trường.
Anh Nguyễn Phú Nghị - xã Chí Lăng, huyện Hưng Hà: “Sản phẩm trôi nổi người dân chúng tôi dùng không yên tâm, mua ở những nơi uy tín tin tưởng và lựa chọn hàng thoải mái hơn.” |
Lực lượng chức năng xử lí vi phạm gian buôn lậu
Việc đấu tranh với hàng giả, hàng kém chất lượng không thể cứ mãi trông chờ vào lực lượng chức năng hay doanh nghiệp. Nhiều người đôi khi mua phải hàng hoá không đảm bảo chất lượng nhưng do giá trị không lớn nên đã không lên tiếng và dễ dàng cho qua. Điều này vô hình chung khiến cho công tác quản lí thị trường gặp khó khăn. Do vậy người dân cũng cần thay đổi tư duy và chung tay đẩy lùi hành vi gian lận thương mại.
Chị Nguyễn Quỳnh Như Ngọc - xã Bắc Hải, huyện Tiền Hải: “Lựa chọn sản phẩm nào cần xem rõ nguồn gốc và ngày sản xuất, ngày sử dụng, sản xuất như thế nào thì mình mới mua về và sử dụng. Có vấn đề gì trong sản phẩm mình báo nhân viên để họ báo công ty chỉnh sửa lại.” |
Người dân xem hàng tại trung tâm điện tử
Bảo vệ người tiêu dùng là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi tổ chức, cá nhân. Điều này không chỉ mang lại lợi ích tiêu dùng mà còn thúc đẩy môi trường kinh doanh lành mạnh. Tạo động lực quan trọng cho nền kinh tế phát triển ổn định. Kinh doanh trách nhiệm, tiêu dùng bền vững trong thời kì bình thường mới cũng chính là thông điệp của ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam-15/3 năm nay.
Thanh Phú
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...