Đi lễ chùa vào những ngày đầu năm mới là một nét đẹp trong đời sống tâm linh của người dân Việt Nam, hướng về cõi Phật, cầu một năm mới bình an, như ý. Nhưng trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp,các địa phương đã tạm dừng đón khách tại chùa, các nơi thờ tự thì vấn đề tâm linh của người dân sẽ được giải quyết như thế nào, có nhất thiết phải đến chùa lễ Phật mới là thành tâm không?
Chùa Thẫm huyện Vũ Thư đóng cửa không đón phật tử và du khách
Ngay sau khi UBND tỉnh Thái Bình có công điện về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch covid – 19, hàng loạt các chùa trên địa bàn tỉnh tạm dừng đón khách nhằm hạn chế tập trung đông người, tăng cường phòng, chống dịch covid – 19.
Đại đức Thích Thanh Lâm - trụ trì chùa Thẫm huyện Vũ Thư: “ Làm tốt việc tâm linh cũng như phòng chống dịch bệnh nhà chùa tuyên truyền các phật tử làm lễ tại nhà, còn những việc gia đình phật tử và nhân dân không thể làm tại nhà, nhà chùa tạo mọi điều kiện, hạn chế tới mức tối thiểu và phục vụ bà con chu đáo”. |
Bà Hòa tụng kinh niệm phật tại nhà
Chùa tạm dừng các đại lễ đầu năm... do vậy dịp lễ cầu an năm nay, bà Đỗ Thị Hòa tụng kinh niệm phật, cầu an tại gia bởi theo bà Hòa: Phật tại tâm, lòng hướng thiện thì tâm sẽ an.
Bà Đỗ Thị Hòa - thị trấn Vũ Thư huyện Vũ Thư: “Những năm trước không có dịch chúng tôi thường xuyên đến chùa tụng kinh niệm phật nhưng năm nay vì dịch bệnh để đảm bảo an toàn cho bản thân và cho mọi người thì phật tử chúng tôi tụng kinh tại nhà cũng là điều tốt quan trọng là cái tâm của mình”. |
Bà Nga thắp hương
Tuy nhiên không ít phật tử và người dân vẫn muốn duy trì phong tục đẹp là lên chùa đầu năm để cầu sức khỏe, may mắn, tài lộc cho năm mới nên còn băn khoăn trong mùa dịch không biết phải làm như thế mới bày tỏ niềm tin, thành tâm hướng đến đạo Phật.
Bà Trương Thị Thúy Nga - thị trấn Thanh Nê huyện Kiến Xương: “ Chúng tôi cũng biết là ở đâu có tâm ở đó có Phật, ở nhà cũng là tu tại gia, vì điều kiện không đến được, được nhà chùa hướng dẫn để tu tại gia cũng như đến chùa để tâm con người thảnh thơi thoải mái”. |
Chùa đóng cửa thực hiện nghiêm phòng dịch
Triết lý đạo Phật dạy mọi người sống có đức, có nhân và hợp lòng, hợp sức với nhau làm cho xã hội trở nên tốt đẹp. “Thứ nhất là tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa”- Phật tại tâm - là triết lý có ý nghĩa rất cao đẹp và sâu xa. Phật ở trong tâm mỗi người, tâm thiện thì khóa lễ đã có thành tựu.
Thượng tọa Thích Thanh Vượng - Phó trưởng Ban trị sự giáo hội phật giáo Việt Nam tỉnh Thái Bình: “Các cụ thường nói một vái xa bằng ba vái gần, mình hướng tâm tới nơi Phật thì tâm mình với tâm phật có sự giao lưu và Phật cũng chứng cho tâm thành của mình. Phật ngự ở 10 phương. ở trong tâm mình có thành tâm, thanh tịnh là đã có Phật ở đấy rồi. Phật giáo cũng hướng đến sự ấm no hạnh phúc của nhân dân chúng ta, ở nhà thực hành chống dịch Covid 19 cũng là đem lại sự ấm no hạnh phúc cho bản thân ,là thực hành lời Phật dạy, là nét đẹp của Phật giáo “. |
Chùa đóng cửa thực hiện nghiêm phòng dịch
Hiện đang là thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, người dân không nhất thiết phải đên chùa lễ phật mới là thành tâm. Lúc này mỗi người cần tuân thủ chặt chẽ các khuyến cáo của ngành Y tế trong phòng chống dịch covid 19
Hồng Hạnh
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...