Thời tiết thuận lợi, “đào rừng” do người dân vùng cao trồng ra hoa đúng dịp Tết Nguyên đán và thời điểm này cũng đang là cao điểm mua bán hoa đào Tết. Tuy nhiên, do việc phải truy xuất nguồn gốc cây đào đã khiến nhiều người buôn đào bỏ cuộc, người dân trồng đào gặp khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, không ít địa phương đã phát hành tem xác nhận nguồn gốc cây đào.
Hơn 4000 gốc, cành đào của gia đình anh Mùa A Lang đến nay mới chỉ tiêu thụ được một nửa so với những năm trước đây. Nguyên nhân là do anh chờ dán tem chứng minh đây là đào do người dân trồng chứ không phải đào rừng.
Anh Mùa A Lang – Xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La: Không có tem là đi họ không chấp nhận. Dán tem vào đi thì cơ quan có thẩm quyền người ta hỏi. Lúc chưa có cái này thì họ chưa dám mua và người dưới xuôi lên thì lên ít, bán chậm, không có tem thì không mua, mua là phải có tem. Bán thì năm nay đào bán chậm không nhanh như mọi năm. Thời gian bán chậm 5- 6 ngày. |
Không chỉ người bán đào, mà người mua đào cũng phải chờ đến khi đào Vân Hồ, Sơn La có được chứng minh nguồn gốc xuất xứ bằng việc dán tem thì mới bắt đầu giao dịch để đưa đào ra thị trường.
Anh Tạ Xuân Vinh – Thanh Hóa: Nói chung nếu hàng có tem thì đi không có tem thì không đi, nếu bị kiểm tra thì bị kiểm tra cũng không ảnh hưởng gì đến. |
Anh Nguyễn Huy Quý – Xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La: Có tem đầy đủ thì không bị ảnh hưởng đến, còn bây giờ hiện tại thì lượng tem là không đủ thành ra các xe có xe dán, xe không, nhưng đi trên đường thì không ai hỏi đến tem hay giấy tờ gì cứ đi bình thường. |
Việc dán tem xác nhận nguồn gốc, xuất xứ cho cây đào đã được huyện Vân Hồ triển khai từ nửa cuối tháng 1/2021và đến nay huyện đã phát ra khoảng 10.000 tem xác định nguồn gốc đào trồng cho người dân. Tuy nhiên, điều đáng nói là hiện nay ở Vân Hồ nói riêng và ở Sơn La nói chung đã không còn đào rừng. Lượng đào được được đưa ra thị trường là do người dân trồng. Do vậy việc dán tem đã ít nhiều ảnh hưởng tới người trồng đào.
Anh Mùa A Tành – Cán bộ Văn hóa xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La: Việc dán tem có một chút ảnh hưởng đến buôn bán của dân trồng đào. Những năm trước khách ở dưới xuôi lên mua đào cũng không hỏi đến. Trên đường di chuyển củng không hỏi đến. So với năm nay thì cây đào phải là cây đào của dân trồng thì mình phải có tem để chứng nhận. |
Cây đào rừng ở vùng Tây Bắc gần như không còn nữa, cây đào mà trồng ở trên đất rừng là của bà con khi giao đất giao rừng. Việc dán tem chỉ là giải pháp trước mắt, để tạo điều kiện cho bà con nhân dân bán được đào ra thị trường. Bà con nhân dân phấn khởi bán đào và tem thì đã được dán và từ tuyến đường từ huyện Vân Hồ, Sơn La về Hà Nội thì cơ quan chức năng kiểm soát nữa mà chỉ có một số truy xuất nguồn gốc tại khu vực bắt đầu xuất phát đưa đi.
TTXVN
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...