Chờ chính sách mới cho điện mặt trời mái nhà

Thứ 2, 18/01/2021 | 00:00:00
572 lượt xem

Sau gần hai tuần Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) dừng tiếp nhận đấu nối và mua bán điện mặt trời (ĐMT) theo Quyết định số 13 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế khuyến khích phát triển ĐMT tại Việt Nam, các doanh nghiệp đầu tư đang rất nôn nóng chờ các quy định mới được ban hành.

Quyết định cũ Hết hiệu lực, nhưng vẫn chưa có cơ chế mới về mua bán điện mặt trời mái nhà không phải lần đầu tiên diễn ra. Trước đó, cơ chế giá FIT lần 1 hết hiệu lực từ ngày 30/6/2019 và cũng phải dừng gần một năm mới có giá FIT 2. Đây là một điều bất cập trong chính sách phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam, khiến doanh nghiệp gặp khó.

Ông Nguyễn Quang Huân – Chủ tịch HĐQT Công ty Halcom 

“Hiện nay các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đang mất phương hướng, bởi theo các doanh nghiệp để đầu tư một dự án mặt trời áp mái thì phải mất 6 tháng thi công và 4 tháng thu xếp vốn, 2 tháng để làm báo cáo thủ tục, ít nhất phải mất một năm mới đầu tư được một dự án.”


Trong hoàn cảnh "dở khóc, dở cười" này doanh nghiệp phải loay hoay để đưa ra chiến lược để tồn tại hoạt động, chứ chưa nói đến định hướng phát triển. Đó là chưa kể sự ảnh hưởng tới nguồn vốn vay ngân hàng, dòng tiền. Điều này chắc hẳn sẽ gây tâm lý e ngại cho nhà đầu tư trong thời gian dài tới đây.

Bà Ngụy Thị Khanh – Giám đốc Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh  

“Một chính sách nhỏ giọt không có sự dài hơi thì rất khó cho doanh nghiệp đầu tư và thu xếp vốn. Rất nhiều khách hàng đều có kế hoạch huy động vốn, nhưng giờ chính sách không có sự nối tiếp nữa, tất cả kê hoạch bị ngừng lại làm chậm lại tốc độ phát triển của thị trường, tạo ra tâm lý bất ổn, đầu tư nào là nên.”


Theo số liệu cập nhật, đến hết ngày 31/12/2020 đã có 101.029 công trình điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN) đã được đấu nối vào hệ thống điện với tổng công suất lắp đặt lên tới gần 9.296 MWp, gấp hơn 10 lần quy hoạch. Điều này cho thấy phần nào sự mất kiểm soát của Bộ Công Thương đối với nguồn điện năng này. Bên cạnh đó, việc đưa ra một cơ chế mới không phải đơn giản. Vì mức giá của Điện mặt trời sẽ thay đổi liên tục do công nghệ liên tục phát triển.

Ông Nguyễn Hữu Vinh – Phó tổng giám đốc Tập đoàn Hà Đô 

“Bài toán cho Bộ Công Thương và các ngành cần phải xem xét là cơ chế nào cần để tiếp tục phát triển điện mặt trời áp mái. Theo tôi cũng phải tính toán và kiểm soát kỹ tình hình, tránh tình trạng phát triển nóng như vừa rồi.”


Theo Cục điện lực và Năng lượng tái tạo, bản thân chính sách về năng lượng tái tạo cũng không thể kéo dài 3-4 năm nếu áp dụng cơ chế giá cố định. Nếu cứ áp giá cố định thì mỗi năm sẽ phải ban hành 1 quyết định mới để áp giá mới. Còn nếu muốn có chính sách ổn định, dài hạn thì phải tính theo giá thị trường. Hiện đơn vị đang phối hợp với các đơn vị tư vấn nghiên cứu các mô hình, quy mô và giá mua bán điện tương ứng cho từng loại hình điện mặt trời mái nhà và dự kiến trong quý I/2021 sẽ báo cáo Bộ Công Thương xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp đã chót đầu tư vẫn phải tiếp tục đợi chờ. /. 

TTXVN

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...