Giáo dục sớm – hiểu đúng để tránh trẻ “chín ép, chín non”

Thứ 7, 16/01/2021 | 00:00:00
524 lượt xem

Phương pháp giáo dục cho trẻ trong giai đoạn từ 0 – 6 tuổi được xem là việc kích hoạt vỏ não, đặc biệt là não phải, từ đó giúp khơi dậy, phát huy những tiềm năng sẵn có bên trong mỗi đứa trẻ.

Theo nhiều chuyên gia, giáo dục sớm là “kích” trẻ phát triển theo năng lực chứ không phải “đúc” những đứa trẻ trong một khuôn giống nhau hay buộc trẻ phải “chín ép” bằng cách học trước chương trình. Chính vì vậy cần hiểu đúng và có cách giáo dục phù hợp để không gây áp lực, đồng thời phát huy được năng lực cá nhân của trẻ.

Ngay từ khi còn trong bụng mẹ, ngày nào chị Huyền My cũng dành khoảng 30 phút trò chuyện với bé Na. Và giờ đây, khi bé đã 4 tuổi, hàng ngày vợ chồng chị cũng đều dành thời gian đọc sách cho bé nghe, chơi các trò chơi vận động, và cho bé học chữ cái thông qua hình ảnh những tờ phiếu trò chơi.

Chị Phí Thị Huyền My – Quận Cầu Giấy, Hà Nội:

“Mỗi ngày mình sẽ dạy một vài chữ thôi. Cái nào mà mình liên hệ được mình sẽ cho bé xem luôn và thực hành luôn. Ví dụ như con cá hay con vật gì đấy có thể cho bạn xem ti vi hoặc nhìn trực tiếp hình ảnh thì bạn sẽ nhớ hơn.”


Cũng giống gia đình chị Huyền My, gia đình chị Phương Thảo cũng dành thời gian để dạy học cho bé từ sớm. Thông qua những chương trình trên ti vi hay những câu chuyện mà bé thích nghe, chị Thảo đều cố gắng để trẻ nhận biết các con chữ và có thêm niềm đam mê tự tìm hiểu, khám phá.

Chị Nguyễn Phương Thảo – Quận Hoàng Mai, Hà Nội: 

“Lứa tuổi 4 -6 tuổi thì mình nghĩ cũng không nên ép buộc bé học nhiều. Vì trẻ con mà, các con nên có một tuổi thơ được vui vẻ nhất. Giờ mà ép nhiều quá sau này các con sẽ sợ học. Mình dạy các bé kiến thức vừa đủ thôi. Nhưng nếu bé biết chữ trước thì  bé cũng có thể dễ dàng tìm hiểu và rút ra nhiều bài học bỏ ích khi đọc sách…”


Quá trình và phương pháp giáo dục như chị My hay chị Thảo đều có tác dụng kích thích chức năng của não bộ phát triển trong thời kỳ sinh trưởng của não. Tuy nhiên, nhiều người đã ngộ nhận về dạy trước, học trước chương trình, buộc trẻ “chín ép”, thậm chí còn cho con theo học những lớp phát triển trí tuệ, nhưng theo chuyên gia thì đó là quan điểm sai lầm. 

PGS.TS Trần Thành Nam – Hiệp hội Tâm lý và Giáo dục Việt Nam:

“Việc giáo dục sớm, giáo dục tài năng không phải là chúng ta định hướng đứa trẻ học theo mục tiêu, kỳ vọng của người lớn mà hãy tạo điều kiện để cho đứa trẻ được phám phá thế giới xung quanh và tạo thành nhiều hệ code ở trong đầu của các con như hệ code ngôn ngữ, ngoại ngữ, không gian, tri giác giai điệu, âm nhạc. Hệ code này sẽ điêu khắc nên những đường liên hệ thần kinh tạm thời để học nhanh, học hiệu quả khi lớn lên.”


Trẻ em cần học kiến thức phù hợp với sự phát triển của từng lứa tuổi chứ không phải học tất cả. Bộ não của trẻ nên có những “khoảng trống” nhất định để chuẩn bị cho việc học những kiến thức trong tương lai. Nếu như người lớn cố tình lấp đầy kiến thức ngay từ bé sẽ khiến trẻ cảm thấy quá tải, học theo kiểu nhồi nhét. Đã có nhiều ví dụ thực tế về tác hại của việc giáo dục sớm không đúng cách khiến trẻ bị gia tăng áp lực, không có lợi trong việc phát triển trí não. 

Mỗi một đứa trẻ đều có những năng lực riêng, có màu sắc riêng và sự khác biệt tạo ra dấu ấn riêng. Khi trẻ có tố chất tốt mới có say mê, có kỹ năng sau này, tự khắc sẽ tích cực trong học tập./.

TTXVN

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...