Nhiều băn khoăn về chọn môn học

Thứ 6, 15/01/2021 | 00:00:00
738 lượt xem

Còn hơn một năm nữa, chương trình Giáo dục phổ thông mới sẽ được áp dụng, cho phép học sinh THPT tự chọn môn học theo sở thích, sở trường. Điều này không chỉ khiến học sinh vui mừng mà nhà trường cũng sẽ được linh hoạt trong việc bố trí sắp xếp kế hoạch môn học, thời khóa biểu để học liên tục sớm kết thúc môn học. Tuy nhiên vấn đề này vẫn còn nhiều băn khoăn từ phía các trường.

Hơn một năm nữa, chương trình giáo dục phổ thông mới bắt đầu được áp dụng từ lớp 10, sau đó áp dụng cuốn chiếu cho những năm học tiếp theo với lớp 11 và 12 nhưng nhiều giáo viên dạy môn tự chọn như cô Phạm Thị Việt Hà khá lo lắng về nguy cơ thất nghiệp. Theo cô Hà, môn Sinh học sẽ dễ bị học sinh quay lưng vì vừa khó, vừa ít lựa chọn khi thi đại học.  

Cô giáo Phạm Việt Hà, Giáo viên sinh học, Trường THPT Lý Thường Kiệt, Hà Nội 

Môn sinh học thực tế trong trường học bây giờ để các bạn lựa chọn trong tổ hợp thi không phải là nhiều rất là ít có thể nói là đếm trên đầu ngón tay với các lớp hoặc thậm chí với cả trường mới được một số học sinh rất là nhỏ. 


Lựa chọn môn học được coi là một bước tiến quan trọng, phù hợp thực tế và góp phần làm đa dạng hoá định hướng nghề nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, điều này lại khiến nhiều trường băn khoăn. Bởi nếu có những môn học sinh chọn ít, giáo viên đã đứng lớp 18-20 năm nay bỗng dưng thất nghiệp thì chưa biết giải quyết như thế nào. 

Ông Nguyễn Quý Xuân – Hiệu trưởng trường THPT Phúc Lợi, Hà Nội 

Với những môn học nhiều, được học sinh chọn nhiều, dứt khoát sẽ xảy ra tình trạng thiếu giáo viên, với những môn học sinh chọn ít, thừa giáo viên là bất cập. 

Cô giáo Đào Tố Hoa, giáo viên trường THPT Phúc Lợi, Hà Nội

Giáo viên phải có sự đầu tư hơn về chuyên môn để từ đó tạo ra những tiết học hấp dẫn học sinh để từ đó học sinh đăng ký môn học của mình nhiều hơn tránh trường hợp nhiều học sinh không đăng ký môn của mình.


Tuy nhiên, nhiều giáo viên cho rằng đây cũng chính là cơ hội, động lực để các thầy cô giáo đổi mới phương pháp, sáng tạo hơn trong giảng dạy để tạo hứng thú, thu hút học sinh chọn môn học của mình.

 Ông Dương Hai Bảy Mươi – Hiệu trưởng trường THPT Lý Thường Kiệt, Hà Nội

Nó phát sinh ra điều là học sinh chọn lý hoặc sinh, lý hoặc hóa hoặc chỉ chọn sử hoặc địa sẽ phát sinh dôi dư thừa giáo viên. Những nhóm giáo viên đó đi dạy bộ môn giáo dục trải nghiệm. Dạy trải nghiệm không phải giáo viên nào cũng dạy được, phải được Sở và Bộ hướng tới đào tạo, tập huấn mới dạy được. 

Cô giáo Nguyễn Thị Đào – Trường THPT Lý Thường Kiệt, Hà Nội

Bản thân tôi cũng xác định là giai đoạn này là giai đoạn chuyển trạng thái. Thứ nhất mình sẽ tiếp cận, nắm bắt yêu cầu, định hướng trong chương trình giáo dục phổ thông mới với bộ môn mình đang dạy. Mình phải tìm ra hướng đi trong đó, nếu các em chọn môn này nhiều thì đó cũng là động lực để chúng tôi tiếp tục nỗ lực cố gắng hơn nữa làm sao để môn lịch sử phát huy được giá trị của nó, vì đây là bộ môn có ưu thế trong việc nối dài truyền thống của dân tộc.


Để không xảy ra tình trạng một số môn hoặc không có học sinh hoặc quá đông, vượt quá khả năng đáp ứng của nhà trường, nhiều ý kiến cho rằng Bộ Giáo dục & Đào tạo cần có hướng dẫn cụ thể cho học sinh lựa chọn môn học tự chọn, đồng thời phải có quy chế, chính sách phù hợp về đội ngũ giáo viên cũng như cơ sở vật chất khi tiến hành chọn môn.

TTXVN

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...