Tăng giá trị sản xuất từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Thứ 5, 03/12/2020 | 00:00:00
1,724 lượt xem

Những năm qua, các địa phương trong tỉnh Thái Bình thực hiện chuyển đổi những diện tích đất cấy lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây trồng khác. Việc chuyển đổi này cho hiệu quả gấp nhiều lần so với cấy lúa.

Niềm vui của người trồng ớt

Gia đình bà Nguyễn Thị Hạnh ở xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ có 5 sào ruộng. Bà Hạnh chỉ cấy 1 sào còn lại 4 sào bà chuyển đổi sang trồng ớt và các loại rau màu khác. Qua 5 năm chuyển đổi cây trồng, bà Hạnh thấy hiệu quả rõ rệt khi mà thu nhập từ các cây trồng này cao hơn hẳn so với trồng lúa.

Bà Nguyễn Thị Hạnh, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

Nếu mà cấy lúa thì sào chỉ được tạ rưỡi, tốt thì mới được 2 tạ thôi. Nếu mà ớt năm nào mà đắt thì sào được 20- 30 triệu, có tiền cho con cái ăn học chứ như cấy lúa thì chán lắm!


Xã Quỳnh Hải là một trong những địa phương đi đầu của huyện Quỳnh Phụ thực hiện chuyển đổi những diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trồng rau màu. 5 năm qua, Quỳnh Hải đã chuyển đổi được 170 ha cấy lúa kém hiệu quả, hình thành vùng chuyên canh rau màu lớn của tỉnh Thái Bình. Mỗi năm, vùng chuyên canh rau màu của Quỳnh Hải sản xuất, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh hàng chục nghìn tấn rau màu các loại.

Vùng chuyên canh rau màu lớn ở xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ

Ông Phạm Văn Liễn, Giám đốc HTX SXKD DVNN xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

Cấy lúa chúng tôi chỉ khoảng 80- 100 triệu/ ha thôi nhưng mà cây màu chúng tôi luân canh từ 5-6 vụ/ năm, có thể đạt 600- 800 triệu đồng/ ha, cá biệt có chỗ đạt hàng tỷ đồng/ ha, tuy nhiên cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, giá cả cao thì giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy cũng có động lực đốc thúc cho nhân dân làm tốt chuyển đổi cơ cấu cây lúa sang cây màu.


Từ những mảnh ruộng cấy 1 vụ lúa, thậm chí bỏ hoang từ nhiều vụ, với cây trồng mới, thay đổi tư duy sản xuất đã mang về thu nhập hàng trăm triệu đồng cho ông Phạm Văn Toản, xã An Đồng, huyện Quỳnh Phụ.

Cánh đồng trồng sắn dây của gia đình ông Phạm Văn Toản, xã An Đồng, huyện Quỳnh PhụThu hoạch sắn dây

Ông Phạm Văn Toản, xã An Đồng, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình

Ban đầu chúng tôi đầu tư vào đây hơn 2 ha, ở đầu tư đó chúng tôi thấy cây sắn dây nó hiệu quả hơn, nên đến bây giờ chúng tôi đầu tư vào đây gần 4 ha. Mỗi một ha cũng được 25- 30 tấn sắn dây, tôi tính sắn dây thế cũng hơn cấy lúa nên tôi đầu tư vào sắn dây. 


Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đặc biệt là đối với những diện tích đất cấy lúa một vụ, canh tác kém hiệu quả sang trồng các loại cây màu khác là một biện pháp quan trọng để tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho người nông dân. Giai đoạn từ năm 2016 - 2019, tổng diện tích đất lúa chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại Thái Bình là gần 2.700 ha, trong đó chuyển đổi sang trồng rau màu, cây ăn quả, cây dược liệu là 1.300 ha. 

Việc chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác đang đi đúng hướng và thật sự cần thiết cho việc phát triển kinh tế 

Từ những mô hình nông nghiệp hiệu quả cho thấy việc chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang các cây trồng khác đang đi đúng hướng và thật sự cần thiết cho việc phát triển kinh tế của huyện Quỳnh Phụ. Không chỉ giúp nông dân làm giàu từ sản xuất nông nghiệp mà còn góp phần quan trọng thực hiện thành công chương trình xây dựng nông thôn mới.

Thu Trang

  • Từ khóa
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8

Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...