Rác thải pin mặt trời và công nghệ xử lý

Thứ 2, 16/11/2020 | 00:00:00
1,671 lượt xem

Đến nay, mặc dù điện mặt trời đã phát triển và đạt công suất khá lớn, nhưng vẫn còn nhiều quốc gia trên thế giới chưa có các luật định hay chính sách về xử lý và tái chế phế thải PMT, trừ khối cộng đồng châu Âu (EU). EU là khu vực đầu tiên trên thế giới ban hành các đạo luật về phế thải điện mặt trời. Luật này bao gồm các điều luật về thu gom, tái chế và tái sử dụng các tấm pin mặt trời phế thải cũng như trách nhiệm của các nhà sản xuất và cung cấp các tấm pin Mặt trời.

Năm 2018,  Tập đoàn xử lý nước thải và chất thải Veolia của Pháp đã mở nhà máy tái chế tấm pin năng lượng mặt trời đầu tiên của châu Âu. 

Trên 80% các vật liệu trong một tấm PMT có thể tái chế, thu hồi để tái sản xuất được. Nhà máy này sử dụng công nghệ tổng hợp, kết hợp các công nghệ Vật lý, công nghệ Nhiệt và công nghệ Hóa học.

Ông Frédéric Ivars – Giám sát xây lắp, Tập đoàn Veolia: “Tấm pin mặt trời được đưa về xưởng tháo khung. Máy sẽ đồng thời tháo khung nhôm, mô-đun điện và dây cáp. Giai đoạn tiếp theo, robot nhấc tấm pin còn lại thả nó xuống một băng chuyền, tại đây tấm pin sẽ được máy cắt thành những miếng nhỏ đưa vào quy trình tiếp theo. Bên trong máy này gồm một máy mài, một máy sàng lọc, một dòng điện xoáy sẽ phân loại các mảnh kim loại. Sau đó, chúng tôi phân loại quang học để thu về thủy tinh tinh khiết không còn chất thải để tái sản xuất hàng hóa.”

Năm 2018, Veolia đã ký hợp đồng với tổ chức tái chế ngành năng lượng mặt trời PV Cycle France để tái chế 1.300 tấn tấm pin mặt trời và dự kiến sẽ tái chế tới 4.000 tấn vào năm 2022.

Trên thực tế, EU là khu vực duy nhất có khung pháp lý minh bạch và mạnh mẽ để hỗ trợ quá trình tái chế công nghệ quang điện. Kể từ giữa năm 2012, Chỉ thị số 2012/19 / EU về tái chế thiết bị điện và điện tử WEEE yêu cầu các nước châu Âu áp dụng các chương trình quản lý chất thải quang điện trong đó các nhà sản xuất chịu trách nhiệm thu hồi và tái chế các tấm pin mà họ đã bán.

Các nước khác trên thế giới ngoài khối EU, như Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc, Thái Lan… đều đã nhận thấy cần phải xây dựng và ban hành các điều luật, các chính sách, cơ chế nhằm khuyến khích, thậm chí bắt buộc về xử lý, tái chế và tái sử dụng các tấm PMT phế thải. Đơn cử như ở Nhật Bản, Dự án điện mặt trời của Công ty Năng lượng Shizen (Shizen Energy) cũng đã lên phương án và thông báo tới người dân để họ có thể giám sát quá trình xử lý tái chế các tấm pin mặt trời sau khi hết hạn sử dụng.


Ông Kota Takao - Trưởng phòng Quản lý dự án, Công ty Năng lượng Shizen: “Về mặt tài chính, chúng tôi phải đề xuất với Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp và bộ phận liên quan đến các dự án năng lượng tự nhiên. Việc tái chế sẽ được thẩm định bởi Bộ Môi trường và Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp. Thời gian sử dụng các tấm pin mặt trời có thể lên tới 25 năm nhưng đến năm thứ 20, chúng tôi đã phải xem xét việc thay mới và đề xuất việc tái chế”. 

Nhật Bản đang xây dựng hệ thống tái chế tấm pin mặt trời sau khi hết hạn sử dụng. Các vật liệu là thủy tinh, silicon và kim loại được phân loại và tiếp tục tái chế thành các tấm pin mặt trời. Đây cũng là hướng đi một số ít đơn vị tái chế pin mặt trời ở nhiều nước đang nỗ lực khai thác.

Nguồn TTXVN

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...