Không chủ quan với bão số 10

Thứ 3, 03/11/2020 | 00:00:00
596 lượt xem

Bão số 10 được dự báo sẽ tiếp tục giảm cường độ trước khi đi vào đất liền nước ta nhưng không được chủ quan với tình hình mưa sau bão, nhất là trong bối cảnh vừa phải khắc phục hậu quả bão số 9, đồng thời ứng phó bão số 10. Đây là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng chống thiên tai bàn biện pháp ứng phó bão diễn ra ngày 2/11 tại Hà Nội.

Theo phân tích của cơ quan dự báo, bão số 10 sẽ đi vào đất liền các tỉnh miền Trung nước ta vào ngày 5/11 với sức gió mạnh cấp 8 cấp 9 và có khả năng còn giảm cấp tùy thuộc các yếu tố tác động trên đường đi của bão. 

Đáng chú ý là cảnh báo mưa lớn diện rộng sau bão từ Bắc Trung Bộ đến Nam Trung Bộ và Bắc Tây Nguyên với lượng mưa từ 150 đến 300mm trong các ngày từ 4 đến 7/11.

Tại cuộc họp này, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương không được chủ quan, phải triển khai đồng thời các công việc, vừa khắc phục hậu quả bão số 9, vừa sẵn sàng ứng phó bão số 10.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: yêu cầu chúng ta không được chủ quan vì cơn bão số 10 vào gây mưa ở những nơi mà cơn bão số 9 đã gây thiệt hại nặng nề, phải theo dõi sát sao diễn biến của cơn bão để kịp thời thay đổi các phương án ứng phó cho phù hợp. Không dự báo cơn bão không lớn mà chủ quan. Chỉ cần cấp 8-9 giật cấp 10 cũng vô cùng nguy hiểm.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh cần đặc biệt chú ý cảnh báo sạt lở bởi thực tế thiệt hại do bão rất ít mà chủ yếu do mưa sau bão gây ngập lụt, sạt lở đất mới gây hậu quả nghiêm trọng.

Tuy nhiên, về vấn đề này, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã và đang triển khai bản đồ nguy cơ sạt lở với tỷ lệ 1/50.000 nhưng bản đồ này chỉ cảnh báo trên diện rộng, chưa chi tiết được đến từng điểm sạt lở.


Ông Lê Công Thành – Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Như trên bản đồ nguy cơ thì chúng ta có thể thấy cả một huyện và một số xã có những đứt gãy, có những cấu trúc mà khi có những yếu tố kích hoạt thì nó có thể xảy ra sạt lở đất. Tuy nhiên khi mà mưa lũ xảy ra thì nó sạt lở chỗ nào thì điều này hết sức khó nói trước. cái bản đồ này nó cảnh báo trên diện rộng thôi còn tuỳ thuộc vào các điều kiện cụ thể tại hiện trường, các công trình, các yếu tố dân sinh, cộng lượng mưa thì mới ra được các điểm sạt lở và trên thế giới hiện nay để cảnh báo người ta lắp các trạm cảnh báo nhưng chúng ta cũng không thể lắp các các trạm cảnh báo phủ trùm các tỉnh miền núi được…

Theo các chuyên gia, hiện việc xây dựng bản đồ cảnh báo sạt lở ở diện hẹp rất khó khăn, ngay cả với những nước có công nghệ phòng chống thiên tai hiện đại như Nhật Bản hay Hàn Quốc./.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...