Tính đến thời điểm này, chúng ta đã chung sống với Covid-19 gần 9 tháng, đã trải quá, chứng kiến và nghe được rất nhiều câu chuyện. Và có lẽ cũng có những câu chuyện mà chúng ta đã quên đi, như vụ việc xảy ra hồi tháng 3 cùng sự gian dối trong khai báo y tế của bệnh nhân ( BN) số 17. Thế nhưng, trong lúc ít ai còn nhớ đến và phẫn nộ vì sự gian dối đó, thì chính bệnh nhân này đã khơi lại câu chuyện, khiến dư luận một lần nữa dậy sóng.
Cụ thể, Bệnh nhân 17 và chị gái của cô ta đã trả lời phỏng vấn trên một tờ báo Mỹ về trải nghiệm nhiễm bệnh, bị dư luận công kích và những tổn thương phải hứng chịu. Bài báo này đang là tâm điểm chú ý trong cộng đồng mạng với rất nhiều ý kiến đánh giá đã không thông thông tin chính xác về cuộc chiến chống COVID-19 của Việt Nam.
Mới đây, một tờ tạp chí về các vấn đề xã hội của Mỹ đăng tải bài viết có tiêu đề “The public-shaming pandemic” (tạm dịch: Đại dịch làm nhục công cộng), đề cập câu chuyện của những người vô tình lây lan virus corona phải đối mặt sự tấn công. Bệnh nhân số 17 - bệnh nhân nhiễm Covid-19 đầu tiên tại Hà Nội cùng chị gái của cô, được lấy làm ví dụ cho hiện tượng này.
Trong bài báo phỏng vấn BN17, cô cho biết thông tin cá nhân của mình đã bị lan truyền trên Internet chỉ một giờ sau khi cuộc họp khẩn công bố cô mắc Covid-19 diễn ra. Từ đây, cô phải đối mặt với sự miệt thị của xã hội, các tài khoản mạng xã hội của cô bị tấn công dữ dội khi cơ quan y tế Việt Nam đã công bố thông tin và lịch trình di chuyển của cô. Trang báo này cho rằng điều đó đi ngược lại với cách làm của các quốc gia phương Tây, khi chị gái cô – “Bệnh nhân số 0 của làng mốt thế giới” được bảo vệ quyền riêng tư rất chặt chẽ. Không ai ngoài gia đình và một vài người bạn biết rằng cô đã mắc chứng Covid-19. Còn ở Việt Nam, cô em trở thành cái tên được cả nước biết đến.
Trang tin Mỹ nói rằng những cuộc tấn công làm tổn thương hai chị em khi họ đang ở giai đoạn dễ bị tổn thương nhất. Bệnh nhân 17 trở nên ẩn mình hơn và chuyển sang thiền. Trong khi đó, chị gái cô chia sẻ với tờ báo: “Chiến đấu với virus trong khi tất cả các bài báo đang tát vào bạn khiến mọi thứ khó khăn hơn”. Cô xem các vụ tấn công trên mạng là ví dụ của sự ghen tị giai cấp: “Ở Việt Nam, chúng tôi có quá nhiều đặc quyền - chúng tôi đi du lịch quá nhiều”. Cô gái này cho rằng sự chú ý đặc biệt mà cô và em gái nhận được chẳng khác nào sự phân biệt chủng tộc.
Tuy nhiên, bài phỏng vấn này đã không nói hết tất cả về quá trình di chuyển của BN17 kể từ khi trở về nước sau hành trình tại Tuần lễ thời trang ở nước ngoài. Việc bn số 17 không trung thực trong khai báo y tế khi có những dấu hiệu ốm, sốt, ho, sử dụng 2 hộ chiếu khi đi du lịch và khi nhập cảnh về Việt Nam không được phản ánh trong bài báo khiến độc giả không nhìn nhận được toàn bộ câu chuyện.
Khi một cư dân mạng quốc tế kể về trường hợp chứng kiến một người siêu lây nhiễm đã cảm thấy tội lỗi thế nào khi gieo rắc virus Covid-19 cho bạn bè, cư dân mạng Việt đã phản bác: “Ít nhất anh ấy còn thấy xấu hổ, cô gái này thì không”. Bình luận này đã nhận 8,1k lượt thích.
Rất nhiều bình luận khẳng định bệnh nhân số 17 đã nói dối việc ở đâu trước khi bay về Việt Nam. “Người trong bài viết có 2 hộ chiếu, một là hộ chiếu Việt Nam và một là hộ chiếu EU, cô ấy đã được khuyến cáo phải thật thà trong việc cô ấy đi đâu ở EU, cô ấy đến Italia, nơi đó đang nổ tung vì ncov. Sau đó cô ấy đã dùng Hộ Chiếu Việt Nam để nhập cảnh tại Sân bay. ĐÓ LÀ LÝ DO TẠI SAO CHÚNG TA GỌI CÔ TA LÀ DỐI TRÁ” – một người khác bức xúc
Một facebooker khác để lại bình luận bằng tiếng anh: Cô ấy cũng không tự cách ly, điều đó khiến cho dì của cô ấy, một người phụ nữ già và tài xế của cô ấy bị nhiễm virus. Cô ấy hồi phục nhanh chóng vì cô ấy còn trẻ. Cô ấy đã phá hoại nỗ lực của cả đất nước, đó là lý do tại sao mọi người nổi giận.
Sự việc càng trở nên bức xúc hơn, Sau khi Trang tin Mỹ đăng tải bài báo, Bệnh nhân số 17 đã đăng tải một dòng trạng thái trên mạng xã hội Instargram với nội dung: “Cảm ơn The New Yorker đã làm sáng tỏ câu chuyện của chúng tôi, trong số những trường hợp khác trên khắp thế giới....” trong khi từ tháng 3 đến giờ cô ta vẫn chưa 1 lời xin lỗi về những gì đã gây ra… - một cư dân mạng giận dữ cho biết
Một bài viết nhận được hơn 5000 lượt thích trên facebook có nội dung: “Đất nước, người dân không quan tâm đến cái riêng tư của em đâu, mà em dùng cái riêng tư ấy chà đạp lên sức khoẻ và an nguy của đồng bào, em ạ. Em nợ đất nước một lời cảm ơn, nợ người dân một lời xin lỗi - trước đây. Còn bây giờ, em nợ đất nước này tất cả những gì mà liêm sỉ của một con người phải có. Là người Việt, anh xấu hổ và nhục nhã, vì chung đồng bào với em!”
Việc 2 lần kiểm soát dịch thành công đã phần nào chứng minh những phương pháp Chính phủ Việt Nam sử dụng là có hiệu quả. Công khai lịch trình bệnh nhân để những người tiếp xúc gần tự cách ly là cần thiết để kiểm soát sự lây lan của đại dịch.
Để kết lại câu chuyện này, chúng tôi xin dùng một câu hát trong ca khúc Lối nhỏ của Đen Vâu: “Vài người thường ăn hải sản, rồi lại chê bai mùi cá ao”
Theo TTXVN
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...