Trước thực trạng thời gian qua, nhiều trường học trên toàn quốc xảy ra các vụ tai nạn làm ảnh hưởng đến sự an toàn cho học sinh, như sập cổng trường, đổ cây, ong đốt...Các trường học trên đại bàn tỉnh Thái Bình đã tiến hành rà soát lại toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị để đảm bảo môi trường an toàn khi học sinh đến trường.
Công trình trường học với rào chắn ban công tầng hai tạm bợ không an toàn
Cánh cổng trường không còn kiên cố vững chắc...Những dãy phòng học đã xập xệ do xây dựng lâu năm...Hệ thống quạt điện lỏng lẻo không đủ chắc chắn...Bên cạnh đó, độ tuổi học sinh là thời điểm các em rất hiếu động…Đây chính là những nguy hiểm tiềm ẩn gây nên tình trạng mất an toàn cho học sinh...
Học sinh: Ra chơi thì các bạn chơi gì con chơi nấy, nếu trò gì mà thầy cô nhắc thì lại thôi không chơi nữa! |
Niềm vui của các em học sinh ngày đầu đến trường
Cô giáo Phí Thị Khuyên, Trường mầm non Đông Á, huyện Đông Hưng: Nguy cơ gây tai nạn thương tích trong trường học là có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ví dụ như các con có thể bị điện giật, bị các vật sắc nhọn đồ dùng đồ chơi không đảm bảo an toàn đâm vào, hoặc các con chơi đồ chơi ngoài trời mà không may dắt vào lỗ và không ra được, cô giáo không quan sát kịp thời sẽ dẫn đến hậu quả thương tâm. |
Nguy cơ thương tích cho trẻ em lúc nào cũng có thể xảy ra nếu nhà trường, gia đình và xã hội không chung tay phối hợp bảo vệ các em. Và điều đó hãy bắt đầu từ việc rà soát và ngăn chặn kịp thời các nguy cơ từ cơ sở vật chất trong trường học.
Trường mầm non Đông Lĩnh, huyện Đông Hưng trước khi được học trong ngôi trường mới với cơ sở vật chất khang trang, cô và trò của nhà trường đã trải qua một thời gian dài dạy và học trong điều kiện cơ sở vật chất xuống cấp. Cô giáo Đỗ Thị Loan - Trường mầm non Đông Lĩnh, huyện Đông Hưng cho biết: "Những năm trước, cơ sở vật chất của nhà trường có 2 khu được xây dựng từ những năm 80,90 trở lại đây nên xuống cấp rất trầm trọng, chỉ có 4 phòng học được kiên cố. Cổng trường nó xuống cấp nên chúng tôi cũng rất băn khoăn lo sợ nếu mà đổ cổng sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của các cháu."
Nhiều nhà trường vẫn đang sử dụng các thiết bị tiềm ản nguy cơ mất an toàn
Trước thông tin về những tai nạn đáng tiếc xảy ra liên quan đến việc các nhà trường chưa đảm bảo đủ an toàn về hệ thống cơ sở vật chất…khiến nhiều phụ huynh đến bây giờ vẫn bàng hoàng, lo lắng.
Phụ huynh học sinh: Những trường hợp đổ tường, ong đốt...tôi nghe xong tôi cũng rất là lo lắng. Tôi mong là nhà trường cần kiểm soát lại sự an toàn, chất lượng cơ sở vật chất thì chúng tôi mới có thể yên tâm và gửi các cháu được. Thiết nghĩ là các nhà trường cần trang bị kĩ năng sống cho học sinh để các cháu biết tránh và xử lí các tình huống nguy hiểm. |
Lo lắng cho sự an nguy của học sinh nếu cơ sở vật chất không đảm bảo đủ an toàn, nhiều trường đã phối hợp cùng Ban đại diện cha mẹ học sinh để có những giải pháp khắc phục. Các trường đã đã kiểm tra, rà soát lại toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất như phòng học, hệ thống trang thiết bị dạy học, hệ thống điện, bàn ghế, cây xanh...để từ đó có kế hoạch sửa chữa và bổ sung hệ thống cơ sở vật chất, la phát những cành cây có thể gây mất an toàn...Lắp camera để phụ huynh có thể nắm được tình hình con em mình mọi lúc...
Một buổi học của các em học sinh tiểu học Liên Giang, Đông Hưng
Cô giáo Phạm Thị Bích Nhuần, Hiệu trưởng Tiểu học Liên Giang, Đông Hưng: Khi chuẩn bị vào năm học mới, ban giám hiệu nhà trường đều kết hợp với hội cha mẹ học sinh rà soát lại toàn bộ hệ thống cơ sở vật chất, hệ thống điện, quạt mát, bàn ghế, cánh cửa, cây xanh...để từ đó có kế hoạch sửa chữa, thay thế, chặt phát những cành cây gây mất an toàn cho thầy và trò. |
Giờ tan trường
Bên cạnh đó, vẫn còn những vụ việc khác đang đặt ra nhiều vấn đề trong việc đảm bảo an toàn trong trường học. Những vụ mất vệ sinh an toàn thực phẩm, tai nạn đuối nước, bạo lực học đường, cháy, nổ, điện giật... đang trở thành nỗi ám ảnh của nhiều bậc phụ huynh, mặc dù các quy định về môi trường an toàn trong giáo dục đã được cụ thể hóa và triển khai xuống các trường học.
Ngọc Anh
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...