Nhà Hát chèo Thái Bình: Đa sắc màu nghệ thuật truyền thống

Thứ 7, 12/09/2020 | 00:00:00
3,129 lượt xem

Sau khi sáp nhập các đoàn nghệ thuật cải lương và ca múa kịch về Nhà hát chèo Thái Bình đã tạo nên bức tranh tổng hòa đa sắc màu nghệ thuật sân khấu truyền thống Thái Bình. Sự đa dạng các hình thức hoạt động nghệ thuật trong cùng một nhà hát không chỉ đáp ứng kịp thời phục vụ các nhiệm vụ chính trị và nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng mà còn góp phần giữ gìn và phát huy giá trị nghệ thuật sân khấu truyền thống.

Một tiết mục biểu diễn trong chương trình nghệ thuật “Thái Bình đất mẹ yêu thương” do Nhà Hát chèo Thái Bình dàn dựng

“Thái Bình đất mẹ yêu thương” là chương trình nghệ thuật lần đầu tiên có sự gắn kết hòa quyện giữa âm nhạc dân tộc và âm nhạc đương đại, bao gồm các loại hình nghệ thuật: ca múa nhạc, chèo, cải lương do Nhà Hát chèo Thái Bình dàn dựng. Sự chuyên nghiệp của các nghệ sĩ, diễn viên trong cách dàn dựng  cả về nội dung và hình thức thể hiện đã để lại ấn tượng cho người xem.

Khán giả đến tham dự

Bà Vũ Thị Hợp, xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải: 

Chúng tôi rất mong muốn được xem những chương trình đặc sắc như thế của Nhà hát chèo Thái Bình với sự thể hiện của cả ba đoàn nghệ thuật.


 

Nghệ sĩ ưu tú Lê Khánh Toàn, Quyền Giám đốc Nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc:

Thay đổi này là sự cố gắng rất là lớn của Ban lãnh đạo Nhà hát chèo Thái Bình cũng như là các anh em nghệ sĩ Thái Bình nói chung. Chất lượng các chương trình theo tôi đánh giá là tương đối tốt, có sự đổi mới nhất định so với thời gian trước đây của đoàn ca múa cũng như đoàn cải lương.

Với thế mạnh của mỗi đoàn nghệ thuật sau khi sáp nhập đã bổ trợ lẫn nhau, tập hợp được những ý tưởng hay trong nghệ thuật, cũng như tài năng trí tuệ của các nghệ sĩ và người làm quản lý để đưa ra định hướng cho sự phát triển nghệ thuật và thành công của Nhà hát. Hòa nhập trong một môi trường làm việc mới, vừa là cơ hội, hướng đi mới để các nghệ sĩ được khẳng định tài năng, thích nghi với xu thế mới. 

Các chương trình biểu diễn là sự tổng hòa của các loại hình nghệ thuật truyền thốngvà đương đại

Nghệ sĩ Trần Ngọc Tuấn, Nhà hát chèo Thái Bình: 

Bản thân tôi cũng như các nghệ sĩ khác phải cố gắng làm thế nào để hòa nhập với môi trường làm việc mới và mỗi diễn viên như tôi khi từ cải lương sang chèo là hai môn khác nhau, nhưng tôi cố gắng tập luyện để đem tiếng đàn, lời ca phục vụ công chúng.


 

Ông Phạm Tấn Anh, Phó giám đốc Nhà hát chèo Thái Bình:

Đây là ba đơn vị nghệ thuật riêng biệt khi sáp nhập vào, lúc đầu cũng làm cho chúng tôi tương đối băn khoăn, thế nhưng đến khi chúng tôi hòa nhập được vào với nhau rồi và tạo được một chương trình mang màu sắc cả chèo, cải lương và ca múa nhạc thì thấy rằng giữa âm nhạc dân tộc và âm nhạc đương đại đang có sự gắn liền và sự gắn kêt lại với nhau gắn bó, mật thiết.


Nhà hát chèo Thái Bình hiện có 115 biên chế với ba đoàn nghệ thuật. Việc sáp nhập các đoàn nghệ thuật thành một đơn vị nghệ thuật đã tạo nên một khối thống nhất trong quản lý, tổ chức hoạt động và từng bước nâng cao chất lượng các chương trình nghệ thuật đáp ứng nhu cầu giải trí của công chúng; góp phần giữ gìn và phát huy giá trị nghệ thuật sân khấu truyền thống Thái Bình.

Hồng Hạnh

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...