Thúc đẩy thanh toán không tiền mặt

Thứ 5, 27/08/2020 | 10:29:37
944 lượt xem

Thanh toán điện tử hướng tới xã hội không tiền mặt là xu hướng phát triển tất yếu trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vừa hỗ trợ thực hiện chiến lược tài chính toàn diện. Tuy nhiên, tại Việt Nam xu hướng này lại chưa có những thay đổi rõ rệt do thói quen tiêu dùng cũng như thiếu hành lang pháp lý . Đây là nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn “Thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong doanh nghiệp” được tổ chức ngày 26 - 8 tại Hà Nội.

Theo thống kê, kể từ khi dịch Covid -19 xuất hiện, phương thức thanh toán không dùng tiền mặt đã trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam so với trước đây. Có thể thấy ngay các giao dịch trên các sàn TMĐT có những nơi tăng từ vài chục cho đến vài trăm %.


 Ông Trương Quang Việt – Phó TGĐ Tổng Công ty Dịch vụ số Viettel

“Khi thanh toán không dùng tiền mặt sẽ hạn chế được tối đa câu chuyện tiếp xúc gần. Vì thế thời gian vừa rồi mọi người cũng đã có trải nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt, tạo thói quen dùng tiền mặt bớt đi dần. Ngay tại TCT chúng tôi, chúng tôi theo dõi thì thấy các dịch vụ mà chúng tôi đang cung cấp thì tỷ lệ thanh toán không dùng tiền mặt rõ ràng tăng lên một cách rõ rệt.”


Tuy nhiên, việc thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt vẫn không được như mong muốn, mặc dù Chính phủ đã đưa ra những chính sách và Nghị quyết về phát triển phương thức này. Ngoài vấn đề tâm lý, bảo mật thông tin còn nhiều thiếu sót…thì còn có những nguyên nhân khác.


Ông Nguyễn Trí Hiếu – Chuyên gia tài chính ngân hàng

“Có lẽ là vấn đề cơ sở pháp lý của chúng ta chưa hoàn thiện. Mặc dù chúng ta có những quy định, nghị định của Chính phủ, thế nhưng một cơ sở pháp lý như là một Luật  về thanh toán không dùng tiền mặt hiện tại chưa có. Trước hết là cơ sở pháp lý, và thứ 2 nữa là cơ sở hạ tầng.”



Các chuyên gia cho rằng, nhất thiết phải có một quy định về pháp luật cụ thể về thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời đưa ra quy định những loại thanh toán nào không dùng tiền mặt, ví dụ như đóng thuế, trả chi phí dịch vụ khám chữa bệnh, và các lệ phí công.

Liệu trong thời gian tới, nhất là sau khi hết dịch Covid-19, phương thức thanh toán không tiền mặt có tiếp tục được duy trì và có thể thay thế phương thức thanh toán bằng tiền mặt truyền thống hay không vẫn là câu hỏi lớn./.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...