Bắt đầu tìm hiểu về hệ sinh thái ven biển Thái Bình từ năm 1996 đến nay, với những kiến thức sâu rộng về thủy lợi và tình yêu với môi trường, nhà nghiên cứu Đỗ Văn Tám - một người con Thái Bình đã thực hiện rất nhiều dự án nghiên cứu về môi trường và đặc biệt với rừng ngập mặn ven biển. Với ông, sự phát triển của con người và rừng ngập mặn luôn là mối quan hệ song hành, gắn kết với nhau bằng những giá trị chung.
Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Tám đi nghiên cứu và chụp ảnh rừng ngập mặn ven biển Thái Bình
Từng là một cán bộ thủy lợi của tỉnh Thái Bình, nhà nghiên cứu Đỗ Văn Tám vốn không còn xa lạ với rừng ngập mặn. Đã có rất nhiều chuyến hành trình, ông cùng đoàn của mình len lỏi qua các kênh, lạch để nghiên cứu và tìm hiểu điều gì đã tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển. Bởi theo những gì ông tìm hiểu, những vùng đất ngập nước thực sự đa dạng, trong đó, có tới 40% sinh vật trên trái đất có mặt ở đây.
Ông Đỗ Văn Tám (áo phao đỏ bên phải) cùng đoàn khảo sát cắm mốc Khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Thái Thụy
Ông Đỗ Văn Tám, Chuyên gia nghiên cứu về khu bảo tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Thái Thụy Nếu không có chế độ thủy triều, không có chế độ phù sa thì không có rừng ngập mặn, vì thủy triều đưa nguồn sinh vật từ biển vào, phù sa tác động với thủy triều để nuôi dưỡng sinh vật. |
Trong những nghiên cứu của mình, nhà nghiên cứu Đỗ Văn Tám, không bao giờ tách biệt mối quan hệ giữa rừng ngập mặn với con người. Dù điều đó có những tác động tích cực hay tiêu cực như thế nào thì không thể phủ nhận tiềm năng và giá trị chung của 2 chủ thể. Điển hình như rừng ngập mặn Thái Thụy luôn rất đa dạng các nguồn sinh kế.
Hệ sinh thái rừng ngập mặn
Chuyên gia Đỗ Văn Tám cho hay: “Trong những tiềm năng nổi bật của rừng ngập mặn, thì tiềm năng khai thác du lịch sinh thái là rất lớn. Vì phát triển kinh tế thì mới giúp nuôi người dân trong này có kinh tế, đủ ăn thì mới không phá rừng. Nên tạo điều kiện người dân gắn bó và phát triển các dịch vụ kinh tế đi theo.” Rừng ngập mặn ven biển Thái Thụy
Ông Bùi Văn Tính, Trưởng ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Thái Thụy Bảo vệ rừng cần người dân không phá hoại rừng, không săn bắn. Chúng tôi tiếp tục việc kêu gọi các tổ chức trồng rừng, mở rộng đa dạng hệ sinh thái. |
Nhà nghiên cứu Đỗ Văn Tám nghiên cứu khu vực cây sú vẹt con mới mọc
Hơn 70 tuổi đời, cái tuổi xưa nay hiếm, nhưng nhà nghiên cứu Đỗ Văn Tám vẫn miệt mài đi, viết và nghiên cứu sâu về rừng ngập mặn của quê hương mình. Trong sự phát triển của thời đại, ông luôn mong muốn rằng phát triển rừng gắn với phát triển kinh tế xã hội phải luôn khôn khéo, phù hợp với giá trị của 2 bên.
Thế Công
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...