Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 47, sáng 11/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét dự án Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng (sửa đổi). Tại cuộc họp, Các đại biểu tán thành với việc sửa đổi Pháp lệnh và cho rằng, việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng cần được coi là nhiệm vụ ưu tiên trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách xã hội.
Dự thảo gồm 6 chương, 57 điều, trong đó có 2 chương mới,bỏ 1, 11 điều mới, 44 điều sửa đổi, bổ sung; bỏ 2 điều. Các điều được sửa đổi liên quan đến điều kiện, tiêu chuẩn, chế độ ưu đãi đối với đối tượng và chế độ ưu đãi đối với thân nhân và người có liên quan của một số nhóm đối tượng.
Về bổ sung chế độ đối với vợ hoặc chồng của liệt sĩ lấy chồng hoặc vợ khác có đủ điều kiện hưởng chế độ trợ cấp tiền tuất hằng tháng, một số ý kiến cho rằng để ghi nhận tình cảm, công lao, trách nhiệm của người vợ/chồng liệt sĩ tuy đã có chồng/vợ khác nhưng vẫn chăm sóc bố, mẹ liệt sĩ, nuôi con liệt sĩ hoặc vì hoạt động cách mạng mà không có điều kiện chăm sóc bố mẹ liệt sĩ thì cần bổ sung chế độ bảo hiểm y tế và trợ cấp mai táng phí đối với vợ/chồng liệt sĩ tái giá. Bên cạnh đó, điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay của đất nước có thể bảo đảm được việc bổ sung chế độ vì số lượng nhóm đối tượng này hiện nay không nhiều, đa số cũng lớn tuổi.
Liên quan đến điều kiện, tiêu chuẩn bệnh binh, Tờ trình của Chính phủ đề nghị sửa đổi điều kiện, tiêu chuẩn bệnh binh theo hướng ghi nhận và thực hiện chính sách ưu đãi đối với những bệnh binh được công nhận trước ngày Pháp lệnh (sửa đổi) có hiệu lực thi hành; sau đó chỉ tiếp tục xem xét, công nhận bệnh binh đối với quân nhân, công an nhân dân mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên khi làm nhiệm vụ đặc biệt nguy hiểm, cấp bách.
Như vậy, điều kiện, tiêu chuẩn để công nhận là bệnh binh đã được điều chỉnh theo hướng quy định chặt chẽ hơn, bảo đảm các đối tượng thực sự xứng đáng được Nhà nước, xã hội tôn vinh và hưởng chế độ ưu đãi. Về cơ bản, các đại biểu thống nhất với dự thảo vì quân nhân, công an nhân dân đều tham gia đầy đủ các chính sách bảo hiểm xã hội, khi các đối tượng này bị mắc bệnh, bị suy giảm sức khỏe từ 31% trở lên thì được hưởng chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, một số đại biểu đề nghị cần quy định cụ thể trong dự thảo Pháp lệnh những nhiệm vụ đặc biệt nguy hiểm, cấp bách hoặc Chính phủ phải quy định chi tiết.
Theo TTXVN
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...