Đã qua 59 năm kể từ khi xảy ra thảm họa da cam/dioxin ở Việt Nam (10/8/1961 - 10/8/2020) nhưng nỗi đau da cam vẫn hằn lên trong mỗi gia đình nạn nhân. Cùng với các chính sách giúp đỡ, chăm sóc gia đình nạn nhân da cam, thì các nạn nhân cũng tự mình tìm ra hướng đi riêng để vươn lên trong cuộc sống.
Đến thăm và tặng quà gia đình nạn nhân chất độc da cam/điôxin
Gia đình bà Lý Hồng Sơn ở xã Đông Mỹ, thành phố Thái Bình, người chồng đã mất do di chứng của chất độc da cam. 2 người con lớn trưởng thành có gia đình riêng nên bà Sơn nhẹ lòng hơn khi tập trung vào chăm sóc người con thứ ba năm nay đã gần 40 tuổi nhưng vẫn như một đứa trẻ lên hai. là một gia đình như thế. Với sự tạo điều kiện của địa phương về việc làm, bà Sơn cùng người chồng đã nuôi 3 đứa con không thua kém bạn bè.
Bà Lý Hồng Sơn ở xã Đông Mỹ, thành phố Thái Bình Nhiều lúc tâm sự với con nó chỉ cười, giờ có trợ cấp nhà nước cùng phụ cấp 270.000 đồng mỗi tháng, tôi cố gắng xoay sở để nuôi em nó cho khỏe mạnh, sạch sẽ. |
Gia đình bà Sơn là một trong số những nạn nhân luôn được chính quyền xã Đông Mỹ quan tâm để tạo điều kiện có thu nhập, vơi bớt khó khăn, vươn lên có cuộc sống tốt hơn.
Ông Phạm Ngọc Thạch - Chủ tịch Hội nạn nhân Da cam xã Đông Mỹ, thành phố Thái Bình: Hiện nay xã Đông Mỹ có 91 hội viên trực tiếp, 35 hội viên gián tiếp. Các gia đình nạn nhân da cam cũng nỗ lực vươn lên trong cuộc sống. |
Khát vọng vươn lên
Những câu chuyện gặp bạn bè tại gia đình ông Phạm Văn Đức, tổ 4, phường Lê Hồng Phong, thành phố Thái Bình giờ đã có nhiều tiếng cười hơn, nhiều câu chuyện và đã cởi mở hơn… Gia đình ông Đức có hai con gái bị ảnh hưởng chất độc da cam di truyền từ cha đẻ, nhưng họ đã có ý chí vươn lên nỗ lực học tập, tự nuôi sống bản thân, có gia đình đầm ấm.
Gia đình nạn nhân da cam hôm nay đã bớt buồn đau
Ông Phạm Minh Đức - Phường Lê Hồng Phong, thành phố Thái Bình: Khi nhà tôi sinh lần đầu tiên là cháu Hồng. Cháu bị bại liệt, gia đình đưa cháu đi chữa khắp nơi nhưng không khỏi, sau mới biết do di chứng chiến tranh. Cháu Hồng ham học hỏi. Cháu học hết lớp 12, thi đỗ trường Đại học Luật thừa điểm. |
Tuy vậy, do hai chân bị liệt, hai bố con đã bàn thôi không học nữa vì sau này xin việc sẽ rất khó khăn. Nghỉ học, chọn nghề, Phạm Thị Thái Hồng đã phải trải qua nhiều lựa chọn nghề trên con đường tìm việc nuôi sống bản thân, như: nặn bột, làm bánh, làm đồ thủ công mỹ nghệ,.. Và từ làm kim hoàn, đồ thủ công mỹ nghệ, giờ chị đã tạo cho mình một chỗ đứng vững vàng, có cửa hàng riêng, có thu nhập ổn định.
Chị Phạm Thị Thái Hồng và cửa hàng mỹ nghệ của riêng mình
Chị Phạm Thị Thái Hồng - Phường Lê Hồng Phong, thành phố Thái Bình Tôi học buôn bán tự kiếm sống, tự tìm học các kiến thức qua mạng. Giờ nhờ địa điểm cửa hàng của bố mẹ thì thu nhập bình quân 6-8 triệu/ tháng. Với tôi trong cuộc sống luôn hướng tới niềm sống vui, nghĩ giản đơn là hạnh phúc! |
Với chị Hồng khi đã say mê làm việc gì thì bản thân liên tục phải học hỏi. Từ đó, biến công việc thành niềm vui mỗi ngày để chăm lo cho bản thân và cho gia đình của mình.
Trao cơ hội cho các nạn nhân
Với anh Tạ Minh Hưng, phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình cùng những người bạn tại Trung tâm chăm sóc dạy nghề Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh, họ đều là thế hệ gián tiếp của các nạn nhân da cam. Hầu hết, mọi người đều khuyết tật. Họ đến với Trung tâm dể tìm được việc làm và kiếm được thu nhập.
Làm vàng mã tại Trung tâm chăm sóc dạy nghề Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh
Anh Tạ Minh Hưng-Phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình: Lúc đầu nghĩ chán không muốn làm gì. Giờ vào đây được vui cùng các cô, các bác, các bạn thấy vui và có thêm thu nhập là tôi phấn khởi vô cùng. |
Còn chị Hoàng Thị Kim Thanh, phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình, năm nay 39 tuổi, bị chậm phát triển ngôn ngữ. Khi gặp chúng tôi, chị xúc động bập bẹ được mấy từ: vào làm vui, để kiếm tiền nuôi anh, chị, phụ mẹ.
10 năm qua, Trung tâm chăm sóc dạy nghề Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh Thái Bình đã đào tạo nghề cho gần 1.000 người lao động là nạn nhân da cam.
Bà Bùi Thị An - Phó Giám đốc Trung tâm chăm sóc dạy nghề Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh Thái Bình: Dạy nghề cho các cháu khuyết tật nên rất chậm. Ở đây các cháu được nuôi dưỡng, ăn uống, ngủ nghỉ miễn phí, các cháu làm được bao nhiêu đều được hưởng hết. |
Để vơi bớt khó khăn cho nạn nhân da cam/dioxin, một số cơ sở dạy nghề, cơ sở sản xuất đã nhận con em của họ vào học việc và tạo việc làm. Trong số đó, Trung tâm chăm sóc dạy nghề Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh là đơn vị tiên phong. Ngoài ra, Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Thái Bình cũng có nhiều hoạt động giúp các nạn nhân vơi bớt khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.
Ông Nguyễn Đức Hạnh - Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh Thái Bình: Hiện nay, chúng tôi đã cùng các chương trình chính sách hỗ trợ xóa nhà dột nát cho nạn nhân da cam với 400 căn. Ngoài ra, các ngành cũng có cho vay vốn, giúp hội viên da cam phát triển kinh tế. |
Xoa dịu nỗi đau da cam
Học cách suy nghĩ tích cực nên nhiều nạn nhân da cam đã tìm thấy niềm vui, hạnh phúc phía trước. Theo thống kê, tỉnh Thái Bình có khoảng 34.000 người bị nhiễm chất độc da cam/dioxin do chiến tranh để lại. Hiện nay, số người nhiễm trực tiếp còn sống hưởng chính sách là 18.000 người, thế hệ thứ hai là khoảng 4.000 người.
Nhiều nạn nhân da cam đã tìm thấy niềm vui, hạnh phúc phía trước
Nhưng đâu đó vẫn có những người vẫn đang ngày ngày chịu đựng nỗi đau da cam
Cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, sự quan tâm của các cấp, ngành, sự vào cuộc của nhiều tổ chức, nhà hảo tâm, sự vươn lên của các gia đình nạn nhân da cam đã có điểm tựa vững chắc. Từ đó, cuộc sống của họ và những nạn nhân da cam ngày càng tốt hơn.
Nỗi đau da cam không là nỗi đau của riêng ai. Đó là nỗi đau của cả dân tộc, của nhân loại tiến bộ. Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam không chỉ là vấn đề từ thiện nhân đạo, mà là hoạt động "đền ơn đáp nghĩa" với những người có công với nước, thể hiện đạo lý "uống nước nhớ nguồn", nêu cao truyền thống "thương người như thể thương thân" của dân tộc...
Bùi Minh
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...