Từ ngày 1 - 8, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) chính thức đi vào thực hiện. Đây là Hiệp định thương mại tự do đầu tiên Liên minh châu Âu ký với một nước đang phát triển tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Như vậy, với mức cam kết cao nhất trong số các FTA đã ký, Việt Nam đang có cơ hội trở thành điểm trung chuyển, kết nối các hoạt động thương mại - đầu tư của EU tại khu vực.
Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU chính thức đi vào thực thi, gần 100% mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu sau một lộ trình ngắn. Lợi ích này đặc biệt có ý nghĩa khi EU liên tục là một trong hai thị trường xuất khẩu lớn nhất của nước ta. Theo tính toán, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ tăng thêm khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,4% vào năm 2030.EVFTA sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 3,25% đến 2023 và 7,72% đến năm 2033.
Ông Trần Tuấn Anh – Bộ trưởng Bộ Công thương Hiệp định thương mại tự do giữa VN và Liên minh Châu Âu ngay lập tức sẽ có ý nghĩa to lớn cho nền kinh tế VN, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cũng như cho doanh nghiệp và các sản phẩm của VN |
Tuy nhiên thời điểm này không mấy thuận để các doanh nghiệp Việt Nam hưởng lợi ngay từ một không gian thị trường rộng lớn có giá trị cao, vì dịch bệnh đã và đang làm đứt gãy chuỗi cung - cầu.
Nhưng, khi đánh giá hiệu quả nền kinh tế Việt Nam với Hiệp định này, thành tựu lớn nhất luôn được nhắc tới, đó là năng lực canh tranh, môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ được cải thiện mạnh mẽ nhờ cải cách thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Ông Trần Toàn Thắng – Trưởng ban kinh tế Thế giới, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia Rõ ràng câu chuyện cải thiện cải cách thể chế kinh tế VN là câu chuyện cần phải đặt ra, nó có tác động trực tiếp từ việc cam kết thì chúng ta sẽ phải sửa đổi chính sách, nhưng cái tác động mà chúng tôi cho rằng tác động nhiều hơn và gián tiếp đó là khi cả chúng ta không buộc phải sửa các chính sách thì chúng ta cần phải sửa để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. |
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đã và đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động thương mại, nỗ lực cải cách của Chính phủ, các Bộ, Ngành sẽ giúp doanh nghiệp tranh thủ những cơ hội quý báu mà các đối thủ cạnh tranh khác không có được.
Ông Trần Hoàng Ngân – Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng: EVFTA cho chúng ta thêm 1 luồng gió mới, một sự cộng hưởng mới, một tinh thần mới để giúp chúng ta vượt qua những khó khăn hiện nay mà chúng ta đang đối phó với tác động tiêu cực của dịch Covid-19 |
Ngoài việc khắc phục khó khăn trước đại dịch, thì để được hưởng những lợi ích mà EVFTA mang lại, doanh nghiệp Việt Namcần chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh bằng việc xây dựng kế hoạch dài hạn, nâng cao năng lực sản xuất, kinh doanh thông qua ứng dụng khoa học và công nghệ, chủ động hợp tác, liên kết để nâng cao sức mạnh, tạo chuỗi cung ứng./.
Theo TTXVN
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...