Gần đây, tại một số địa phương liên tục xuất hiện những trường hợp mới mắc bệnh bạch hầu, trong đó có cả những ca tử vong, khiến nhiều người lo lắng. Các chuyên gia cho rằng, trẻ khi đã được tiêm phòng đầy đủ các loại vắcxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia thì rất khó mắc bệnh bạch hầu. Bệnh này thường chỉ gặp ở trẻ em và người lớn do không được tiêm phòng nhắc lại.
Khám sàng lọc cho trẻ để phòng chống bệnh bạch hầu
Mới đây nhất, Sở Y tế tỉnh Gia Lai vừa xác nhận có 16 ca dương tính với bệnh bạch hầu. Những trường hợp mới phát hiện đều có tiếp xúc gần với ca bệnh đầu tiên.
Bác sĩ Sô Song Hương Ly, phụ trách khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai: Có 1 bệnh nhân có tình trạng nhiễm độc, còn lại tạm ổn. Tuy nhiên, tiên lượng còn về lâu dài bởi bạch hầu qua một giai đoạn nguy hiểm tức giai đoạn nhiễm trùng, nhiễm độc, là giai đoạn biến chứng muộn của viêm cơ tim. Điều trị rất khó khăn, nguy cơ tử vong cao. |
Các dấu hiệu và triệu chứng bạch hầu thường bắt đầu từ 2 đến 5 ngày sau khi bị nhiễm bệnh như: Giả mạc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám, đen, dai, dính, dễ chảy máu; Sưng hạch bạch huyết ở cổ; Sốt và ớn lạnh. Triệu chứng không quá khó để nhận biết nhưng lại dễ bị bỏ quên, các ca bệnh đến khám hầu như đã bị biến chứng.
Các dấu hiệu và triệu chứng bạch hầu thường bắt đầu từ 2 đến 5 ngày sau khi bị nhiễm bệnh
Bác sĩ Vũ Thị Phương - Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Thái Bình: Bệnh nhân có thể tiến triển dẫn đến khó thở, khó nuốt. Một số trường hợp không sốt cao nhưng sưng to cổ, khàn tiếng, rối loạn nhịp tim. Bệnh có thể trở nên trầm trọng và tử vong sau 6 – 10 ngày nếu không phát hiện, điều trị kịp thời. |
Các bác sĩ cho rằng, tác nhân gây bệnh bạch hầu xuất hiện, hồi phục do 2 yếu tố. Thứ nhất là người mắc bệnh do không có đủ kháng thể. Thứ hai là do cộng đồng đó có tỷ lệ tiêm phòng bệnh này thấp.
Bác sĩ Vũ Thị Phương, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Thái Bình cho biết thêm: “Bạch hầu tuy là bệnh nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa dễ dàng bằng cách tiêm chủng. Bệnh không có tính chất miễn dịch trọn đời vì thế nếu đã mắc bệnh, nguy cơ tái nhiễm rất cao nên chủ động tạo miễn dịch bằng vắc xin là an toàn hiệu quả kinh tế nhất.” Lời khuyên của bác sĩ là nên chủ động tạo miễn dịch bằng vắc xin là an toàn hiệu quả kinh tế nhất
Việt Nam đã có chương trình tiêm chủng mở rộng với bạch hầu và nhiều bệnh khác. Trẻ từ 2 tháng tuổi được tiêm 4 mũi lúc 2-3-4 tháng tuổi, nhắc lại lúc 18 tháng tuổi. Sau khi đã có miễn dịch với bạch hầu lúc nhỏ, cần tiêm nhắc lại để duy trì miễn dịch. Trẻ đã tiêm đủ trước 7 tuổi sẽ được tiêm nhắc lại lúc 11 – 12 tuổi và mỗi 10 năm. Tiêm nhắc lại đặc biệt quan trọng khi thường xuyên phải đến những nơi có tần suất mắc bệnh bạch hầu cao.
Hà My
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...