Doanh nghiệp biến “nguy” thành “cơ”

Thứ 2, 11/05/2020 | 00:00:00
1,433 lượt xem

Đại dịch Covid-19 mang nhiều khó khăn, nguy cơ và thách thức đến với doanh nghiệp. Tuy nhiên, trong thời kỳ này nhiều đơn vị, doanh nghiệp Thái Bình nhạy bén để biến “nguy" thành “cơ".

Nhiều doanh nghiệp Thái Bình nhạy bén để biến “nguy" thành “cơ" trong giai đoạn hậu Covid

Dịch Covid-19 kéo dài khiến hoạt động tại nhiều doanh nghiệp khó khăn. Ước tính cả nước có khoảng 34.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường; gần  5 triệu lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh; và khó khăn vẫn có thể tiếp diễn trong thời gian tới. 

Theo số liệu của các ngành chức năng, khoảng 4.500 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Bình bị thiệt hại. Trong đó, 1.400 doanh nghiệp bị giảm doanh thu từ 70% trở lên. Hơn 58.000 lao động bị ảnh hưởng, hoặc  bị chấm dứt hợp đồng lao động, hoặc  bị tạm hoãn hợp đồng lao động, hoặc ngưng việc, nghỉ không lương có thời hạn, hoặc luân phiên giảm giờ làm. 

Ông Đỗ Văn Vẻ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình:

Đa phần các DN bị ảnh hưởng, nhập khẩu không được, xuất khẩu cũng không xong; tất cả các hoạt động đình trệ hết, nên dẫn tới tình trạng Sx hàng tồn kho; nhiều doanh nghiệp tồn đến hàng tỷ, hàng nghìn tỷ đồng không bán được.


Dịch Covid-19 như “liều thuốc thử” đo lường sức khỏe và mức độ phản ứng của mỗi doanh nghiệp. Trong “nguy” có “cơ”, nhiều đơn vị nhanh chóng nắm bắt tình hình và đưa ra những phương án ứng phó “tốc độ” và hiệu quả. 

Trong giai đoạn khó khăn, thách thức do dịch Covid 19, ông ty cổ phần Damsan buộc phải cơ cấu lại hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Với đặc thù chuyên sản xuất 1 số nguyên, phụ liệu ngành may, tỷ trọng  xuất, nhập khẩu lớn, Công ty cổ phần Damsan phải đối mặt không ít khó khăn, thách thức. Để thích ứng và tồn tại, doanh nghiệp buộc phải cơ cấu lại hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ông Vũ Huy Đông, Giám đốc Công ty cổ phần Damsan:

Từ năm 2019 trở về trước thì sản xuất nguyên liệu và hàng hóa xuất khẩu khoảng 80% thì trong năm 2020, chúng tôi tính toán giảm xuống 50%; còn năng lực 50% này sẽ tập trung đầu tư lĩnh vực Khu công nghiệp tại Khu Kinh tế và tại cụm công nghiệp

Trong lúc dịch chưa hết,  nhu cầu toàn cầu về các sản phẩm y tế sẽ được duy trì ít nhất trong thời gian đợi có vắc xin từ 6 đến 12 tháng. Đây là cơ hội mới cho các doanh nghiệp dệt may Thái Bình chuyển đổi sản xuất.

Ông Ninh Xuân Thảo, Giám đốc Công ty cổ phần Đô Lương: Từ sản xuất các mặt hàng sơ mi, veston truyền thống chúng tôi chuyển đổi sang các mặt hàng liên quan tới công tác phòng dịch như: sản xuất khẩu trang, áo phòng dịch. Bên cạnh đó chúng tôi cũng thay đổi từ sản xuất các hàng xuất khẩu chuyển sang may đồng phục cho các tập đoàn, công ty lớn của Nhà nước.


 Hạn chế đứt gẫy, đảm bảo việc làm, ổn định đời sống người lao động, gồng mình vượt qua đại dịch là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Ông Đỗ Văn Vẻ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình cho biết thêm: “Trước đó, nhiều doanh nghiệp dừng hoạt động, có DN 30% dừng hoạt động; 50% dừng hoạt động, thậm chí có những DN 100% là đóng cửa nhà máy, nhưng đến bây giờ thì các DN nghĩ ra nhiều ý tưởng mới và đã dần dần hoạt động trở lại. Nhiều DN đã có những mặt hàng mới”.

Nhiều đơn vị, doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới, hướng đi mới để tiếp tục sản xuất

Cùng với việc hỗ trợ đa dạng hóa nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, tìm kiếm thị trường mới, cộng đồng doanh nghiệp Thái Bình kỳ vọng các cấp, ngành  có chiến lược và giải pháp dài hạn nhằm phát triển ngành công nghiệp trong nước, trong tỉnh, tăng cường sự liên kết,  tránh bị lệ thuộc vào các yếu tố nước ngoài. Nhất là chú trọng đến các ngành công nghiệp hỗ trợ. 

Ông Đỗ Văn Vẻ, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thái Bình khẳng định: “Tỉnh có định hướng để các doanh nghiệp Thái Bình tập trung phát triển công nghiệp phụ trợ, để chúng ta không phụ thuộc, nhập khẩu những linh phụ kiện từ nước khác. Cái này Thái Bình chúng ta hoàn toàn có thể làm được”.

Công nhân Công ty CP gốm sứ Long Hầu với dân chuyền sản xuất sứ vệ sinh

Ông Nguyễn Quốc Phòng, Phó giám đốc Công ty CP gốm sứ Long Hầu: Trước hết là Nhà nước cần có những cơ chế chính sách cho DN; còn tỉnh Thái Bình cần có những cơ chế hỗ trợ ban đầu cho các DN để các DN có thể sản xuất các nguyên phụ liệu hoặc sản phẩm phụ trợ, để đảm bảo được tính cạnh tranh, giá thành phù hợp phục vụ các DN.


Ngoài ra, tập trung hỗ trợ nâng cao năng lực doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực; ứng dụng công nghệ hiện đại, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm; đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, phát triển thị trường, đảm bảo các khâu hoạt động trơn tru trong mọi hoàn cảnh. Làm sao nâng cao năng lực của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, để họ có thể trụ vững trong thời kỳ COVID-19 và vươn lên trong thời kỳ “hậu” COVID đang trở thành nhiệm vụ cấp bách, lâu dài của cả hệ thống chính trị từ tỉnh tới cơ sở,  góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp ở tương lai. 

Duy Huy

  • Từ khóa
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà

Ngày 2.12, đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội và các đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp xúc với cử tri huyện Quỳnh Phụ và huyện Hưng Hà sau kỳ họp thứ 8, Quốc...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...