Sản xuất, tiêu thụ vật nuôi thời Covid -19

Thứ 7, 09/05/2020 | 00:00:00
2,127 lượt xem

Hiện nay quá trình sản xuất và tiêu thụ nông sản vẫn đang gặp nhiều khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19. Với ngành chăn nuôi, dịch Covid-19 đã khiến quy mô đàn vật nuôi giảm mạnh, giá cả và đầu ra gặp nhiều bấp bênh. Tuy nhiên, khi việc giãn cách xã hội được nới lỏng thì quá trình sản xuất, tiêu thụ vật nuôi cũng đang có những biến chuyển theo chiều hướng tích cực.

Sau gần 30 năm gắn bó với nghề trồng dâu nuôi tằm tại địa phương, chưa khi nào, ông Trần Văn Phát, thôn Thái Phú Thọ, xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư, thấy việc ươm (băng) con giống của người dân tại địa phương lại sụt giảm mạnh như năm nay. Bởi theo ông, bắt đầu từ đầu tháng 3 khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, thì cũng là lúc nghề băng tằm giống của gia đình ông giảm mạnh. Nếu như năm ngoái, gia đình ông băng 15 nong tằm/1 lứa, thì năm nay chỉ còn 2 nong/ lứa.

Ông Trần Văn Phát, xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư:
 Như mọi năm là 70 - 80% số lượng người ta băng tằm, nay giảm, chỉ còn 40 - 50% băng so với mọi năm.

Đặc biệt, là trong thời điểm cả nước thực hiện giãn cách xã hội trong phòng chống dịch Covid -19 thì nhu cầu về con tằm, con kén trên thị trường giảm mạnh, dẫn đến giá kén giảm, khiến nhiều hộ gia đình giảm hẳn số lượng tằm nuôi so với mọi năm.

Người dân bằng tằm (cho tằm ăn)

Anh Trần Văn An, xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư: 

Giá kén trước là 90 nghìn, đầu mùa là 70 - 60 nghìn, rồi xuống 55 nghìn. So với năm ngoái, số lượng bán giảm đi già nửa. Giãn cách xã hội nên vận chuyển rất khó khăn, xe cộ đi lại như xe tải vận chuyển thì đội giá cước lên. 


Tuy nhiên, khi việc nới lỏng giãn cách xã hội được triển khai tại các tỉnh, thành trong cả nước thì giá kén cũng đang trên đà phục hồi mạnh, kéo theo nhiều hộ dân cũng chuẩn bị tái đầu tư, khôi phục chăn nuôi như mọi năm. Ông Trần Văn Phát, xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư cho biết: “Mấy ngày nay dịch bệnh đỡ đi, mọi người đang trở lại băng như mọi năm, để kịp phục hồi các lứa sản xuất trong năm.”

Ông Bạch Đức Thu, Phó giám đốc HTX DVNN Vũ Hồng, xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư: 

Đặc thù của địa phương là chăn nuôi con tằm, gia súc gia cầm. Những năm trước, dâu tằm cao ổn định từ 105-110 nghìn/kg, nhưng năm nay tiêu thụ giảm nhiều. Có thể nói là giảm mạnh mất trong những năm gần đây. Tuy nhiên, khi nới lỏng việc giãn cách xã hội thì giá bán có chiều hướng cao dần lên, do đó bà con vui vẻ sản xuất trở lại.


Trái lại với con tằm, cái kén, thì đầu ra của chăn nuôi gia cầm, thủy cầm truyền thống lại trên đà phục hồi chậm, người chăn nuôi vẫn còn nhiều băng bó trong chăn nuôi và lo lắng về vấn đề đầu ra của đàn vật nuôi.

Mô hình nuôi vịt thương phẩm của của gia đình anh Nguyễn Văn Vinh, thôn Tiền Phong, xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư

 Như đàn vịt 1.400 con của gia đình anh Nguyễn Văn Vinh, thôn Tiền Phong, xã Hồng Lý, huyện Vũ Thư, dù đã qua thời điểm xuất bán đến gần 1 tháng nay nhưng gia đình anh vẫn chưa có thương lái đến thu mua. Tính ra mỗi ngày, gia đình anh phải chịu thêm gần 3 triệu đồng chi phí thức ăn, nhưng với giá bán 33 nghìn đồng/kg vịt thương phẩm như hiện nay thì đàn vịt nhà anh phải chịu lỗ. Anh Trần Văn Vinh chia sẻ: "Từ khi có dịch Covid đến giờ, người chăn nuôi chúng tôi bị ảnh hưởng nặng nề. Về giá cả, thì giá bây giờ người chăn nuôi đang bị lỗ, nên phải giết thành phẩm bán cho người dân".

Còn đối với đàn gà ri lai 300 con đã đến ngày xuất bán của gia đình anh Ngô Văn Quang, xã Đông Xuyên, huyện Tiền Hải, cũng chịu tình cảnh tương tự.

Anh Ngô Văn Quang, xã Đông Xuyên, huyện Tiền Hải: 

Đầu năm đến giờ con gà ảnh hưởng rất nhiều, nhà hàng, quán ăn, đám cưới…. không tập trung đông người nên giá giảm, trước là 75 nghìn giờ chỉ con 50 – 55 nghìn/ 1kg. Bây giờ chỉ bán gia đình nhà người ta có việc mới dùng đến thôi.


Rõ ràng, dưới tác động của đại dịch Covid-19, thì ngành nông nghiệp nói chung và ngành chăn nuôi nói riêng đang chịu tác động khá rõ rệt: Quá trình sản xuất, chăn nuôi bị đình trệ, khó khăn trong việc vận chuyển giao thương xuất bán vật nuôi, cộng thêm giá thành giảm mạnh đã khiến người chăn nuôi chịu nhiều thua lỗ. Tuy nhiên, với diễn biến khả quan về dịch Covid-19 ở trong nước hiện nay thì người chăn nuôi vẫn đang mong chờ đến khi dịch bệnh được kiểm soát hoàn toàn để giá cả và đầu ra của vật nuôi có thể được trở lại bình thường như trước kia, để họ yên tâm tái đàn và phát triển kinh tế từ chính tiềm năng và lợi thế của từng địa phương.

Phương Thúy

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...