Do nghỉ học dài nên đa phần các trường hiện nay đều lựa chọn dạy qua online, trong đó, Zoom là một trong những ứng dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, gần đây liên tục xuất hiện tình trạng học sinh chia sẻ ID lớp học trên các group kín Facebook để kêu gọi người lạ vào phá lớp học khiến học sinh và giáo viên bức xúc.
Những lời lẽ tục tĩu, những hình ảnh phản cảm, những clip xấu lại xuất hiện ngay trong các tiết học online. Đáng báo động, hiện tượng này không phải hiếm mà dần trở thành 1 trào lưu của nhiều đối tượng xuất hiện ở nhiều lớp học khác nhau. Giáo viên lúng túng, học sinh thì bức xúc, nhiều tiết học đã phải dừng lại trước chiêu trò quấy phá này.
Để giảm thiểu vấn nạn quấy phá lớp học, trường THCS Trung Yên ( Hà Nội) đã tập huấn cho giáo viên về kỹ năng công nghệ, thường xuyên nhắc nhở học sinh và phụ huynh nâng cao ý thức trong việc bảo mật thông tin tài khoản lớp học. Đã có hiệu quả nhất định trong việc ngăn chặn quấy phá lớp học, tuy nhiên chưa hết lo ngại nên trường quyết định thay thế Zoom bằng phần mềm dạy học online khác.
Cô giáo Trương Thị Thu Hiền – Hiệu trưởng Trường THCS Nam Trung Yên, Hà Nội Tuần tới chuyển phần mềm mới , sẽ khắc phục nhiều trong việc kiểm duyệt vì nó có định danh trước khi vào lớp học, nó khác với Zoom là không có định danh trước khi vào lớp nên khó cho các cô. Mong muốn được bên microsoft hỗ trợ cho các trường có gói hỗ trợ miễn phí dài hơi hơn để sử dụng trong việc dạy học 1 cách tốt nhất. |
Theo đại diện Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao - Bộ Công an, do nhu cầu làm việc, học tập qua internet tăng đột biến trong khi các đơn vị cung cấp phần mềm chưa kịp nâng cấp nên cũng xuất hiện nhiều hơn vụ việc về tin tặc, quấy phá. Để hạn chế tối đa tình trạng này, cần lựa chọn phần mềm không có cảnh báo về lỗ hổng bảo mật. Việc cài đặt phải từ nguồn chính thống, nhưng quan trọng nhất vẫn là ý thức của người sử dụng.
Thiếu tá Nguyễn Đức Dũng – Phó trưởng phòng 8, Cục An ninh mạng phòng chống tội phạm công nghệ cao, Bộ Công an Người quản lý phòng học, người tham gia đều phải xác thực, tạo kênh phòng riêng, đặt mật khẩu đủ mạnh, từng người dùng phải có ý thức bảo vệ thông tin bảo mật ID, mật khẩu, ghi nhận hiện tượng 1 số học sinh sinh viên đăng tải ID, pass trên internet, hacker có thể phát tán nội dung xấu, chiếm quyền điều khiển thiết bị số hay ứng dụng của mình. |
Cũng theo các chuyên gia an ninh mạng, để thích ứng mô hình dạy học mới, nhà trường nên thiết lập 1 quy trình học trực tuyến chuẩn với những nội quy, quy tắc được phân bổ công việc chặt chẽ. Song song đó, cũng phải xây dựng bộ phận nhân sự phụ trách về an ninh mạng, phụ trách về cảnh báo rủi ro để thường xuyên giám sát được nguy cơ mất rò rỉ thông tin, tấn công xâm nhập mạng.
Theo TTXVN
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...