Mô hình tổ hợp tác trong sản xuất nông sản an toàn được đánh giá là góp phần tăng năng suất, chất lượng, giá thành sản phẩm, tăng thu nhập của người nông dân so với phương thức sản xuất rau truyền thống. Hiệu quả là thế nhưng hiện nay tại một số địa phương trong tỉnh, việc thành lập mô hình hợp tác này đang gặp nhiều khó khăn vướng mắc. Ghi nhận của phóng viên TBTV tại vùng trồng rau xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ.
Trên cánh đồng chuyên màu của thôn An Phú 2, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, bà Đào Thị Uyển đang chuẩn bị thu hoạch su hào. Tuy nhiên hiện nay do ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên thị trường tiêu thụ chậm, khiến những nông dân như bà Uyển cảm thấy rất lo lắng.
![]() | Bà Đào Thị Uyển - xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ: Dịp này mình phải phụ thuộc vào những người đi chợ, người ta mua bao nhiêu được bấy nhiêu thôi…chủ yếu mình bán bây giờ các đại lý người ta mua bây giờ người ta đóng cửa không thể bán được. |
Là vùng rau lớn nhất tỉnh với diện tích khoảng 120ha, nhưng hiện nay ở Quỳnh Hải việc liên kết giữa người dân và doanh nghiệp trong sản xuất, bao tiêu sản phẩm lâu dài còn nhiều hạn chế. Đầu ra chủ yếu là do người dân tự tìm kiếm hoặc thương lái đến tận nơi thu mua.
Ông Nguyễn Xuân Khoát - Phó giám đốc HTX DVNN Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ: Mặc dù hợp tác xã cũng đã ký kết với một số công ty họ đến họ làm hợp đồng nhưng gặp khó khăn trong bao tiêu sản phẩm do giá cả phụ thuộc thị trường. Nông dân khi lúc đắt không bán cho công ty mà bán ra ngoài nên việc ký kết hợp đồng gặp khó khăn, phá vỡ hợp đồng không làm được. | ![]() |
Bên cạnh đó, địa phương còn đang vướng mắc trong việc hình thành liên kết sản xuất rau an toàn, đặc biệt là mô hình tổ hợp tác. Mặc dù hiệu quả của mô hình này đã được chứng minh trên thực tế, tạo thuận lợi cho nông dân về khâu kỹ thuật trồng, tiêu thụ sản phẩm nhưng nông dân Quỳnh Hải cũng không mấy mặn mà.
Ông Nguyễn Xuân Khoát - Phó giám đốc HTX DVNN Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ : Các hộ thành viên không tập trung liên kết với tổ hợp tác xã bởi vì đây người ta mạnh ai người đó làm, đa dạng hóa các sản phẩm chứ không đơn độc một cây trồng như các địa phương khác nên giá thành ở nơi đây nó cao hơn nhiều so với mọi nơi. Thứ hai người ta sản xuất được, bán được tận nơi, người ta tiêu thụ được nên người ta chưa muốn liên kết với tổ hợp tác xã. | ![]() |
Phát triển bền vững là một trong những giá trị của chuỗi liên kết sản xuất khi đồng bộ hóa sản phẩm và tạo thuận lợi cho việc tổ chức sản xuất, quản lý, giám sát chất lượng. Thời gian tới xã Quỳnh Hải cần tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về hiệu quả của tổ hợp tác, từ đó góp phần nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp, đảm bảo thu nhập ổn định cho người nông dân./.
Ninh Thanh
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...