Măng tây xanh là loại cây trồng có nguồn gốc từ các nước Âu - Mỹ. Thế nhưng chị Phạm Thị Nguyệt ở xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ đưa giống cây trồng mới này về canh tác tại địa phương. Tuy mới cho thu hoạch song bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, khẳng định được hướng đi đúng đắn.
Năm 2019 chị Phạm Thị Nguyệt thuê lại hơn 1 mẫu ruộng của 5 hộ dân thôn Bương Hạ Nam, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ để trồng măng tây xanh. Chị đầu tư gần 100 triệu đồng mua 4.500 cây giống và hệ thống tưới phun. Toàn bộ quy trình từ trồng cho đến chăm sóc đều được thực hiện theo hướng nông nghiệp hữu cơ. Nhờ vậy măng tây ở đây luôn có màu xanh đậm, không xanh non như những nhà vườn khác nhưng khi ăn vẫn đảm bảo được độ giòn, ngọt và hương vị đặc trưng của măng tây.
Chị Phạm Thị Nguyệt, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ: Triển khai cái mô hình này thì trước tiên mình phải tìm nguồn đất đúng, hợp với cây, thứ 2 nước thì phải xây dựng hệ thống để cho được nguồn nước sạch vì cái cây này rất ưa nước sạch, hoàn toàn không chịu được nước bẩn. Tôi cũng liên kết với Viện giống cây trồng tìm hiểu kỹ thuật và mua giống cây trồng từ đó. Trong quá trình triển khai mô hình được các anh các chị hướng dẫn nhiệt tình nên cũng thuận lợi. |
Ưu điểm lớn nhất của cây măng tây xanh là chỉ một lần trồng có thể cho thu hoạch trong 10 đến 15 năm. Sau mỗi đợt thu hoạch sẽ tiếp tục chăm sóc, bón phân, 1 tháng sau lại thu hoạch đợt tiếp theo. Hiện tại mỗi ngày vườn măng tây cho thu hoạch từ 40- 50 kg. Với giá bán dao động từ 150.000 đ đến 200.000 đ/ kg, sau 1 năm, chị Nguyệt thu hồi vốn.
Chị Phạm Thị Nguyệt, xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Phụ: Trước tiên toàn bộ sản phẩm măng tây xanh chúng tôi sẽ cung cấp cho cửa hàng rau sạch trên địa bàn tỉnh Thái Bình để người tiêu dùng trong tỉnh được thưởng thức rồi sau đó chúng tôi tìm hướng để xuất khẩu. |
Măng tây là giống cây phát triển nhanh, cần dinh dưỡng thường xuyên, chỉ qua một đêm có thể dài lên đến 15cm. Vì vậy chị Nguyệt đã thuê thêm 2 lao động thường xuyên và 15 lao động thời vụ để chăm sóc và thu hoạch măng tây.
Bà Đỗ Thị Phương - Xã Quỳnh Sơn, huyện Quỳnh Phụ: Công việc ở đây thì không vất vả lắm chỉ có nhặt cỏ, thu hoạch măng tây. Sản xuất hoàn toàn theo phương pháp hữu cơ nên không độc hại gì đến sức khỏe. Tiền công thì trả theo ngày, mỗi ngày tùy từng công việc chúng tôi được trả từ 120.000- 150.000 đ |
Trồng cây măng tây xanh so với lúa, ngô, khoai… cho thu nhập cao gấp nhiều lần. Chính vì thế thời gian qua đã có không ít thanh niên trong và ngoài xã đến thăm quan mô hình. Chị Nguyệt sẵn sàng hỗ trợ về mặt kỹ thuật và kết nối với các đầu mối để đảm bảo đầu ra sản phẩm cho những ai có tâm huyết muốn đầu tư theo mô hình này.
Thu Trang
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...