Thay vì tác nghiệp thủ công như trước đây,hiện nay chỉ cần 2 - 3 thao tác trên máy tính hoặc điện thoại thông minh là có thể biết được kết quả chính xác mực nước mưa, lượng mưa đo được, sau những trận mưa to hoặc đợt mưa lớn kéo dài, nhờ hệ thống giám sát từ xa trạm đo mưa tự động, phục vụ cảnh báo ngập lụt trên địa bàn tỉnh. Đây là đề tài khoa học cấp tỉnh của Đài khí tượng Thủy văn Thái Bình đã được áp dụng vào thực tế, mang lại hiệu quả cao.
Tại huyện Vũ Thư, đơn vị đầu tiên được khảo sát, lựa chọn để áp dụng giải pháp khoa học ứng dụng công nghệ giám sát từ xa trạm đo mưa tự động, phục vụ cảnh báo, ngập lụt trên địa bàn tỉnh. Sau gần 3 năm sử dụng công nghệ hiện đại này, thì Trạm đo mưa hoạt động ổn định, dữ liệu truyền tốt về máy chủ. Việc theo dõi thuận tiện trên Website, các biểu bảng chiết xuất số liệu được thiết kế hoàn chỉnh.
Ông Phạm Kim Chung - Cán bộ kỹ thuật: Đề tài khoa học này không chỉ đối với người có tuổi mà đối với lớp trẻ cũng hăng say hứng thú để tạo cảm hứng và ứng dụng thực tiễn để chúng tôi ứng dụng trong học tập và làm việc... |
Đối với huyện Đông Hưng, sau quá trình đưa vào ứng dụng giải pháp khoa học giám sát từ xa trạm đo mưa tự động, được xem là bước cải cách, đổi mới lớn nhất từ phương pháp, cách làm của cán bộ, nhân viên kỹ thuật, đến hiệu quả chất lượng công việc.
Ông Nguyễn Xuân Bách - cán bộ công ty thủy lợi Bắc Thái Bình :Trước đây mọi công tác tổng hợp và báo cáo đều làm trên giấy tờ, sổ sách. Tuy nhiên với hệ thống này chúng tôi có thể trực tiếp làm trên hệ thống máy tính để chiết xuất được các báo cáo ngay lập tức cho kết quả chính xác và hiệu quả, làm giảm tải được sức lao động của con người... |
Nếu như với phương pháp thủ công trước đây, có nhiều khó khăn bất cập, cần phải nhân lực thường xuyên túc trực tại các điểm đo mưa trên địa bàn tỉnh, kể cả ban đêm, loay hoay trong nhiều giờ đồng hồ, mới đo được mực nước mưa trên địa bàn tỉnh, nhưng kết quả chỉ tương đối chính xác. Với công nghệ mới này, thì có kết quả nhanh hơn 2 - 3 lần và hoàn toàn chính xác. Chỉ cần ngồi tại phòng, hay dù ở bất cứ thời điểm, vị trí địa lý nào cũng có thể biết được những dữ liệu, thông tin về đo mưa để lãnh đạo đơn vị kịp thời chỉ đạo, điều hành và báo cáo kết quả về ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh.
Ông Phạm Quốc Hưng - Giám đốc Đài khí tượng Thủy văn tỉnh Thái Bình: Việc thực hiện thành công đề tài giúp cho nâng cao trình độ và khoa học công nghệ, nắm vững về vấn đề tự động hóa, đó là tiền đề, là cơ sở để đài tiếp tục triển khai việc tự động hóa các thiết bị đo mưa nói riêng và các thiết bị quan trắc nói chung... |
Hiện nay mạng lưới đo mưa Đài khí tượng thủy văn Thái Bình, đặt tại 7 trạm khí tượng thủy văn và 13 điểm đo mưa nhân dân. Giải pháp sáng tạo khoa học giám sát từ xa trạm đo mưa tự động đã được thực hiện, nhân rộng ở 5 điểm đo mưa, chủ yếu tại các xí nghiệp, công ty khai thác các công trình thủy lợi tại 5 huyện Vũ Thư, Đông Hưng, Hưng Hà, Thái Thụy, Tiền Hải.
Mục tiêu sẽ tiếp tục được nhân rộng mô hình và lan tỏa hiệu ứng trên toàn tỉnh, phục vụ tích cực cho công tác phòng chống lũ bão, giảm nhẹ thiên tai trên địa bàn tỉnh Thái Bình./.
Phương Duyên
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...