Trong khi các siêu thị bán lẻ, các chợ đầu mối đến chợ truyền thống vẫn đang tích cực chuẩn bị và đảm bảo cung cấp nguồn hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân, thì tại TPHCM vẫn có tình trạng người dân với tâm lý lo ngại dịch bệnh đã tích trữ thực phẩm. Nhiều gia đình tích trữ thực phẩm lên đến cả tháng trời. Điều này dẫn đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, chưa kể nguy cơ "rước" bệnh có thể xảy ra khi mà việc lưu trữ thực phẩm khó đảm bảo trong điều kiện thời tiết, khí hậu nắng nóng ở phía Nam như
Xuất phát từ những thông tin "cháy" hàng thực phẩm thiết yếu tại các siêu thị trên mạng xã hội đã dẫn đến tâm lý lo lắng của người dân trước diễn biến khó lường của dịch bệnh do virus Covid-19 gây ra. Nhiều gia đình tranh thủ mua tích trữ thực phẩm, đặc biệt là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu.
Trong khi đó, trên thực tế, từ chợ truyền thống cho đến siêu thị, cửa hàng tạp hóa... vẫn đầy đủ hàng hóa nhu yếu phẩm. Không hề xảy ra việc khan hiếm hay cháy hàng như đồn đoán. Sở Công thương TP.HCM cho biết, hơn 200 nhà phân phối trên địa bàn TP vẫn còn rất nhiều hàng hóa thực phẩm đảm bảo nguồn cung cho thị trường. Vì vậy việc người dân đua nhau trữ hàng là không cần thiết, vừa tạo cớ cho tư thương đẩy giá, gây bất ổn định thị trường, và đáng lo hơn vì việc trữ hàng quá nhiều, quá lâu dễ đem tới nguy cơ mất ATTP.
Khu vực phía Nam đang vào cao điểm nắng nóng, không có lợi cho việc lưu trữ nhiều mặt hàng tươi sống trong điều kiện không phù hợp tại nhà. Nguy cơ từ thực phẩm lưu giữ không đúng quy cách, không đúng điều kiện sẽ phát sinh ngộ độc thực phẩm, bệnh đường tiêu hóa, ăn không ngon… trong khi đây là lúc cần tăng cường bồi bổ sức khỏe phòng dịch.
Tủ lạnh không phải là cổ máy thần kỳ nó chỉ là nơi duy trì nhiệt độ để bảo quản thực phẩm chứ không phải nơi để giữ thực phẩm nó luôn sạch, luôn giữ chất dinh dưỡng, luôn tươi, luôn mới. Như vậy nếu chúng ta không bảo quản đúng cách sẽ có tác dụng ngược lại khiến những thực phẩm dễ nhiễm chéo nhau và có tác động xấu đến người tiêu dùng.
Theo các bác sĩ, trong mùa nắng nóng, lại có dịch bệnh phức tạp như hiện nay, cần tăng cường các chất nhiều lượng vitamin ở các loại trái cây rau củ, thịt, trứng tươi, thông qua các mặt hàng thực phẩm tươi sống hằng ngày như thịt bò, thị heo, tôm, cá, các loại rau giàu vitamin và nhiều loại trái cây như cam, chanh, thanh long, dưa hấu,... vừa cung cấp lượng nước dồi dào lại có đủ các thành phần khoáng chất đáp ứng cho cơ thể và tăng sức đề kháng. Vì vậy, những thực phẩm để quá lâu ngày cùng với việc bảo quản không hợp lý ngược lại sẽ không đảm bảo an toàn thực phẩm cho cơ thể của người dân, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ./.
Theo TTXVN
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo.
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...