Phát huy vai trò người dân trong bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn

Chủ nhật, 05/01/2020 | 19:17:32
2,223 lượt xem

Thái Bình có hơn 54km đường bờ biển thuộc 2 huyện Tiền Hải và Thái Thụy thuận lợi cho phát triển rừng ngập mặn Tuy nhiên vì lợi ích kinh tế, vì kế sinh nhai mà không ít người tàn phá rừng ngập mặn nếu không có sự bảo vệ, giám sát chặt chẽ. Vì vậy nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của người dân trong bản vệ và phát triển rừng ngập mặn cần được quan tâm thực hiện.

Là một trong những người đi đầu đứng ra nhận đấu thầu, trông coi phát triển rừng ngập mặn của địa phương, ông Vũ Văn Tưởng (xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) ngày đêm khai hoang mở đất, ươm hàng vạn cây thông, bần để trồng. Hiện nay, ông Tưởng đã đấu thầu hơn 20ha rừng trồng và phụ trách trông coi khoảng 160ha rừng ngập mặn của xã Đông Hoàng. 

Ông Vũ Văn Tưởng - xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải: Nếu như ở nơi này, nơi kia vẫn có hiện tượng phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy sản thì với tôi, trồng rừng không chỉ giúp gia đình ông có cuộc sống sung túc hơn mà còn góp phần bảo vệ triền đê, đồng ruộng của người dân.

Theo ông Nguyễn Xuân Bách, Phó chủ tịch UBND xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình: Trước đây khi hệ thống rừng chưa phát triển thì bảo vệ đê rất lo lắng nhưng hiện nay khi rừng đã phát triển ra ngoài trên 1km thì chống tràn vào, bảo vệ rất tốt. Đó là cái chung nhất của các xã ven biển.

Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm, tỉnh Thái Bình hiện có gần 4.200ha rừng, phân bố tại 12 xã thuộc hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy. Trong đó diện tích rừng trồng đã thành rừng là trên 3.500ha. 

Rừng ngập mặn không chỉ là dải đê mềm ngăn gió bão, triều cường mà còn là nơi sinh trưởng, trú ngụ của nhiều loại thủy hải sản. Từ năm 2015 đến nay, Thái Bình được thụ hưởng dự án “Phục hồi và phát triển bền vững hệ sinh tái rừng ngập mặn” do chính phủ Hàn Quốc viện trợ. Dự án ở Thái Bình được thực hiện trong thời gian 10 năm (từ 2015 -  2024); tại xã Thụy Xuân, Thụy Hải (Thái Thụy) và xã Đông Long, Đông Hoàng (Tiền Hải) nhằm phục hồi, trồng mới và quản lý bền vững hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển tỉnh Thái Bình; nâng cao nhận thức, năng lực về phục hồi, bảo vệ và phát triển bền vững rừng ngập mặn; bảo tồn đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu, cải thiện sinh kế cho người dân địa phương. Đến nay hợp phần 1 trồng mới, trồng bổ sung và bảo vệ rừng đã hoàn thành.

Ông Park Eun Sik, Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Hợp tác rừng Châu Á (AFoCO) : Mục tiêu hợp phần 2 là tiếp tục mở rộng các diện tích rừng trồng mới và phát triển các hoạt động về du lịch sinh thái dựa trên diện tích rừng đã có. Và hi vọng đây sẽ là điểm đến để tham quan và học tập kinh nghiệm.


Thái Bình đã và đang đối mặt với nhiều thách thức trước sự tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu đến đời sống và sinh kế của người dân địa phương. Bởi vậy việc trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng ngập mặn càng trở nên cấp thiết. Trong đó việc nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý, đơn vị thực hiện; đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân tích cực chung tay bảo vệ rừng có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. 

Ông Phạm Văn Điển - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp: Vai trò của người dân là nòng cốt, hạt nhân gắn với sự phát triển của rừng và lợi ích của chính họ. Cho nên việc phát huy vai trò này là điều mà chúng tôi đang thực hiện. Dựa vào người dân, nâng cao nhận thức cho họ để họ chính là người quản lý bảo vệ rừng.


Phát huy vai trò của người dân, coi họ là chủ thể là cách làm hiệu quả trong việc bảo vệ rừng ngập mặn hiện nay, tại nhiều địa phương có rừng ngập mặn như xã Đông Hoàng, Đông Long của huyện Tiền Hải, xã Thụy Trường, huyện Thái Thụy đã thành lập đội bảo vệ rừng hoạt động hiệu quả. Qua đó tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân khai thác nguồn lợi thủy sản đi đôi với việc bảo vệ rừng. 

Ông Nguyễn Xuân Bách - Phó chủ tịch UBND xã Đông Hoàng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình cho biết thêm: Công tác bảo vệ rừng mình phải làm tốt công tác tuyên truyền đã để người dân họ hiểu nguồn lợi được hưởng từ rừng ngập mặn. Từ khi có tổ bảo vệ rừng, người dân hiểu rõ thì họ không phá rừng, tuân thủ quy định của Ban quản lý rừng, tổ bảo vệ rừng. 

Để phát triển và bảo vệ rừng ngập mặn bền vững, tỉnh Thái Bình cần tiếp tục chọn các loại cây trồng phù hợp với sinh thái từng địa phương, lồng ghép các chương trình dự án kinh tế xã hội của địa phương. Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật về nuôi trồng thủy sản bền vững trong vùng đệm, phát triển du lịch sinh thái để nâng cao đời sống người dân. Đồng thời xây dựng các kế hoạch xã hội hóa nghề rừng, tăng cường sự tham gia của các đoàn thể, cộng đồng và nhân dân trong quản lý, khôi phục và phát triển hệ sinh thái rừng ven biển./.

Ninh Thanh

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...