Cần minh bạch 16 triệu USD biên soạn Sách giáo khoa

Thứ 6, 06/12/2019 | 16:28:10
783 lượt xem

Khi dự án làm sách giáo khoa được coi là thất bại, thay vì trả lại số tiền 16 triệu USD đi vay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang đàm phán để tái cấu trúc khoản kinh phí này cho một số hoạt động liên quan đến việc chuẩn bị thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. Tuy nhiên, việc chuyển đổi và sử dụng khoản vay này như thế nào là điều mà nhiều người băn khoăn.

Trong cấu phần của khoản vay WB 77 triệu USD để đổi mới chương trình Giáo dục phổ thông thì sẽ có 20 triệu USD để hỗ trợ biên soạn và thực hiện sách giáo khoa. Trong đó, 16 triệu cho việc biên soạn 1 bộ sách và 4,5 triệu mua sách cho học sinh vùng khó khăn. Tuy nhiên, do không thu hút được chuyên gia, tác giả biên soạn nên kế hoạch biên soạn 1 bộ sách này bị phá sản.

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ phó Vụ Giáo dục Trung học, Bộ giáo dục và đào tạo

"Để đảm bảo chắc chắn ở thời điểm đó khi bắt  đầu  làm sợ rằng không ai viết  sách thế cho nên mới có câu như thế. Tuy nhiên khi thấy trên thị trường có 7 nhà xuất bản có thể viết sách. Chính vì thế lúc đó Bộ không tuyển đội ngũ viết sách nữa..mà xã hội hóa, thực tế chứng minh nguồn chọn sách rất là nhiều"



Không thực hiện được nhưng cũng không trả lại 16 triệu USD mà thay vào đó sẽ chuyển đổi mục đích sử dụng sang hoạt động khác của dự án. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc sử dụng nguồn vốn vay ODA không phải là việc đơn giản, hay Bộ Giáo dục và Đào tạo nói muốn tái cấu trúc số tiền là có thể thực hiện được ngay. Việc sử dụng vốn vay ODA phải đúng mục đích, không đúng là không được.  

PGS Bùi Thị An – Đại biểu Quốc hội khóa 12

"Thay đổi nội dung chi thì chính phủ có cho phép không, ai duyệt, đây là vấn đề đầu tiên phải xem xét, anh tiêu bao nhiêu, tiêu như nào, cần phải làm rõ. Nguồn tiền trả nợ lấy vào đâu, đây là vấn đề tôi đặc biệt quan tâm. Tôi đề nghị cần minh bạch, anh chi vào cái gì, anh lấy nguồn nào để trả nợ, chuyện đấy vô cùng quan trọng Vì anh vay thế nào lãi cao hay thấp thì phải trả nợ, chúng ta không trả được thì con cháu chúng ta, cuối cùng là tiền thuế của dân thì cái này cần minh bạch, cần rõ ràng"

Cũng theo nhiều chuyên gia, việc bộ GDĐT lý giải nếu không tái cấu trúc mà trả lại thì sau đó vẫn phải dùng ngân sách để chi cho một loạt hoạt động như mua sách hỗ trợ đối tượng chính sách được mượn, bồi dưỡng giáo viên… là không hợp lý. Bởi lẽ, việc đầu tư vào đâu, như thế nào, cụ thể bao nhiêu nó phải được đặt trong một tổng thể ngay từ đầu, chứ không phải đến khi được dư luận hỏi mới công bố chuyển mục đích khác. 

TS Vũ Thu Hương – Chuyên gia giáo dục

"Rõ ràng những người đứng đầu ngành giáo dục đang không có cái nhìn tổng quan và quyết định chính xác mà mới là đi tìm nguồn khác để bù vào nguồn này. Tiền đầu tư vào cơ sở vật chất hay giáo viên thì có sẵn rồi tại sao phải chuyển vào đấy mà không phải là đầu tư khoản khác thì tôi nghĩ đây là câu hỏi mà ngành giáo dục phải trả lời chính xác"


Ông Phương Việt Anh – Chuyên gia giáo dục

"Nếu nhà nước là nhà đầu tư khi đầu tư vào lĩnh vực nào đó thì đương nhiên phải tính đến lợi ích của nó, nếu lợi ích không đảm bảo, dự án không khả thi thì sẽ phải dừng lại và đương nhiên người ta có quyền thu hồi vốn lại. Đó là quyền của nhà nước,  chính phủ cần có câu trả lời thỏa đáng cho người dân để người dân biết vì họ được coi như cổ đông trong nhà nước và họ cần biết họ đầu tư xem có hiệu quả không." 

Bài học lãng phí ngân sách nhà nước của nhiều dự án đã hiển hiện. Minh bạch, công khai hóa để xã hội giám sát sẽ là phương thức hữu hiệu để ngăn ngừa tiêu cực, lãng phí và giáo dục không phải là ngoại lệ./.

Theo TTXVN


  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...