Cũng giống như hươu chuột lưng bạc, trên thế giới còn có rất nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng. Trong số đó phải kể đến ếch cây, một trong những loài lưỡng cư quý hiếm bậc nhất thế giới. Với nỗ lực giải cứu loài ếch này khỏi nguy cơ tuyệt chủng, các nhà bảo tồn đã tìm ra những giải pháp thích hợp nhằm đem đến cơ hội sống cho chúng cũng như giúp cân bằng lại hệ sinh thái.
Ếch cây là một trong những loài lưỡng cư quý hiếm trên thế giới. Vài năm trở lại đây, số lượng các cá thể ếch cây đang giảm đi trông thấy. Các chuyên gia cảnh báo, loài lưỡng cư này đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng.
Năm 2016, các nhà khoa học tại Đại học New Delhi (Ấn Độ) đã phát hiện ra loài ếch cây Frankixalus, tưởng đã bị tuyệt chủng cách đây hơn 100 năm.
Sau đó, các nhà khoa học phát hiện ra rằng khu vực vườn quốc gia Cusuco, Honduras là một trong những nơi có điều kiện sống lý tưởng cho ếch cây. Tuy nhiên, họ rất lo lắng bởi số lượng ếch cây tại đây lại đang giảm sút nghiêm trọng.
Ông Macrin Ramíez – Người dân khu vực Vườn quốc gia Cusuco: “Rất nhiều ếch cây đã biến mất. Số lượng các cá thể ngày càng nhỏ, mùa sinh sản của chúng cũng không còn” |
Loài ếch cây này đang dần biến mất do sự phát triển của một loại nấm độc có tên chytrid. Loài nấm này bám lên da con vật, làm ảnh hưởng tới khả năng hô hấp của ếch, dẫn tới suy tim. Đây cũng chính là nguyên nhân tàn phá phần lớn số lượng động vật lưỡng cư trên toàn thế giới.
Cô Sara Ramize – Nhà bảo tồn đa dạng sinh học: “Nấm Chyrid tác động lớn đến số lượng của các loài ếch tại vườn quốc gia Cusuco, đặc biệt là những chủng ếch quý hiếm”. |
Ếch cây có một vai trò rất quan trọng trong chuỗi thức ăn tự nhiên. Việc chúng mất đi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến những loài động vật khác.
Ông Macrin Ramíez – Người dân khu vực Vườn quốc gia Cusuco: “Chúng ta cần phải cứu chúng, nếu không rất nhanh loài vật này sẽ tuyệt chủng”. |
Môt nhóm các nhà nghiên cứu đã thành lập Trung tâm cứu hộ và bảo tồn lưỡng cư Honduras. Họ bắt những con ếch cây bị nhiễm nấm độc và đem chúng đi chữa trị. Sau đó những con ếch khỏe mạnh sẽ được thả lại môi trường tự nhiên, có gắn thẻ tên để tiện theo dõi sau này.
Anh Ben Mirin – Nhà bảo tồn sinh học: “Mục tiêu của chúng tôi là khiến khu rừng này đầy những âm thanh ếch kêu trở lại”. |
Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN), trong hơn 7.000 loài lưỡng cư được biết đến trên toàn cầu thì có khoảng 32 % loài đang bị đe dọa tuyệt chủng.
Măc dù chỉ mới được đưa vào thử nghiệm nhưng Trung tâm cứu hộ và bảo tồn lưỡng cư Honduras này hy vọng những nỗ lực của họ sẽ cứu được loài lưỡng cư đang đứng trên bờ vực tuyệt chủng.
Nguồn TTXVN
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...