Nhức nhối lao động bất hợp pháp Phần 1: Đổi thay nhờ xuất khẩu lao động

Thứ 3, 12/11/2019 | 10:13:52
1,097 lượt xem

Những năm qua xuất khẩu lao động đã trở thành con đường làm giàu chính đáng góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của nhiều người dân nông thôn trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Nhiều người sau vài năm đi làm việc ở nước ngoài đã có hàng trăm triệu, thậm chí tiền tỉ trong tay. Nhiều vùng quê, nhiều gia đình đã đổi thay nhờ xuất khẩu lao động

Phóng viên TBTV tìm về xã Bình Nguyên, huyện Kiến Xương. Theo nhiều người dân ở đây chia sẻ, nhờ đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài nên nhiều gia đình đã có của ăn của để. Nhiều ngôi nhà cao tầng khang trang, thậm chí biệt thự mọc lên san sát. Đó đều của những gia đình có người đi xuất khẩu lao động.

Anh Trần Sỹ Quỳnh cũng ở xã Bình Nguyên là một trong số những người có kinh tế khấm khá từ xuất khẩu lao động. Anh Quỳnh cho biết, sau gần 5 năm đi lao động tại Hàn Quốc với ngành nghề chính làm xây dựng, khi về nước anh có trong tay 1,4 tỷ đồng, một số tiền lớn mà nhiều người dành dụm cả đời cũng chưa chắc có được. Anh Quỳnh cũng chia sẻ, làng anh có khoảng 40 người đi xuất khẩu lao động, trung bình cũng có thu nhập khoảng 1 tỷ đồng. Nhiều người sau khi về nước dùng số vốn này để đầu tư kinh doanh, sản xuất, tiếp tục phát triển kinh tế. 


Anh Trần Sỹ Quỳnh -  xã Bình Nguyên, huyện Kiến Xương: có sự chênh lệch rất lớn giữa mức lương của công nhân Việt Nam với bên Hàn Quốc. Nếu ở Việt Nam chỉ khoảng 5-7 triệu đồng thì bên Hàn Quốc lương cơ bản của công nhân đã khoảng 35 - 40 triệu đồng. Riêng bản thân tôi lương tháng thấp cũng 1.500 USD, tháng cao được gần 5.000 USD. Sau khi hợp đồng của tôi hết hạn, tôi về nước và đang chờ đi tiếp lần 2.


Diện mạo của xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư cũng thay đổi vì xuất khẩu lao động đã thực sự là “cứu cánh” của nhiều lao động ở vùng quê này. Theo ông Trần Minh Tuấn, Chủ tịch UBND xã Vũ Tiến, hiện nay toàn xã có khoảng 1.000 người đi xuất khẩu lao động, phần lớn ở Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản. 

Ông Trần Minh Tuấn - Chủ tịch UBND xã Vũ Tiến: chính nhờ xuất khẩu lao động và nguồn tiền từ những lao động ở nước ngoài gửi về, nhà tầng khang trang mọc lên ngày càng nhiều, cuộc sống của người dân được nâng lên.



Trở thành cơ hội đổi đời của nhiều người, vì thế không ít gia đình đã cố vay mượn tiền để cho con em mình đi xuất khẩu lao động. Lao động của tỉnh Thái Bình có mặt làm việc ở hầu hết các quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký kết chương trình hợp tác. 

Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh và xã hội Thái Bình: Giai đoạn 2013 - 2018 Thái Bình có hơn 17.500 lượt người đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Trong đó Đài Loan là thị trường lớn nhất với 42%, Tiếp đó là Nhật Bản chiếm 30%, Hàn Quốc chiếm 16% và các thị trường khác khoảng 12%. Lượng kiều hối gửi qua các Ngân hàng thương mại năm 2018 là hơn 1900 tỷ đồng, trong đó chủ yếu từ xuất khẩu lao động./.

(Còn nữa)

Ninh Thanh

  • Từ khóa
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8
Quốc hội tiếp tục họp đợt 2 của Kỳ họp thứ 8

Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...