Việc Đại Hội đồng LHQ lên án lệnh cấm vận kéo dài gần 60 năm của Mỹ đối với Cuba và ra nghị quyết kêu gọi dỡ bỏ lệnh cấm vận này thông qua bỏ phiếu với sự đồng thuận áp đảo 187/3 đã nhận được sự ủng hộ từ nhiều quốc gia và Cuba. Đây là lần thứ 28 Đại Hội đồng LHQ ra nghị quyết kêu gọi Mỹ bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Cuba. Tuy nhiên các nghị quyết này không có tính ràng buộc.
Trên mạng xã hội Twitter, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng Cuba Miguel Díaz-Canel Bermúdez nêu rõ: "Những tiếng nói của thế giới đoàn kết chống lại sự phong tỏa Cuba". Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba, ông Bruno Rodriguez, tố cáo chính quyền Mỹ hiện tại đã leo thang gây hấn với Cuba và cho biết lệnh cấm vận của Mỹ đã khiến nền kinh tế Cuba thiệt hại khoảng 138 tỷ USD.
Ông Bruno Rodríguez Parrilla - Ngoại trưởng Cuba: “Tổng thốngDonald Trump và chính quyền Mỹ đã bắt đầu leo thang với Cuba bằng cách áp dụng các biện pháp trái với thông lệ nhằm ngăn chặn việc cung cấp nhiên liệu cho Cuba thông qua các lệnh trừng phạt và đe dọa đối với tàu, công ty vận tải và công ty bảo hiểm từ các thị trường khác nhau. ” |
Trong hai ngày thảo luận, các thành viên Đại Hội đồng LHQ đã lên án lệnh cấm vận Cuba của Mỹ là “vô nhân đạo” và “lỗi thời” bởi việc Mỹ gia tăng trừng phạt Cuba trong thời gian qua đã gây cản trở cho quá trình đổi mới kinh tế-xã hội cũng như thu hút đầu tư nước ngoài của Cuba.
Ông Zhang Jun - Đại sứ Trung Quốc tại LHQ: "Từ tháng 4/2018 đến tháng 3/2019, lệnh cấm vận đã khiến thương mại của Cuba tổn thất hơn 2 tỷ USD và hơn 700 triệu đô la trong tài chính. Điều này trái với mục đích và nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc và các nghị quyết liên quan của Đại hội đồng Liên hợp quốc." |
Trong khi đó, các nước thành viên Cộng đồng Caribe nhấn mạnh sự đóng góp của Cuba trong khu vực, đặc biệt là việc cử bác sĩ tới các khu vực bị thiên tai. Các nước này cũng bày tỏ lo ngại lệnh cấm vận của Mỹ đe dọa sự phát triển trong khu vực.
Ông Jorge Arreaza - Bộ trưởng Ngoại giao Venezuela: “Đây là lúc để tiếng nói của đại đa số được lắng nghe, không chỉ từ các quốc gia thành viên, mà từ các dân tộc trên thế giới. Đã đến lúc chấm dứt tiêu chuẩn kép trong quan hệ quốc tế.” |
Lần này, Brazil và Israel là hai nước cùng với Mỹ bỏ phiếu chống lại nghị quyết này. Hai đồng minh khác của Mỹ là Ukraine và Colombia để phiếu trắng.
Trong lần bỏ phiếu ra nghị quyết thường niên về vấn đề này hồi năm 2016, Mỹ đã lần đầu tiên bỏ phiếu trắng trong bối cảnh hai nước đạt được thỏa thuận dưới thời chính quyền Tổng thống Barack Obama. Tuy nhiên mối quan hệ hai nước đã trở nên lạnh nhạt từ khi ông Donald Trump bước vào Nhà Trắng.
Nguồn TTXVN
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...