Vấn đề sáp nhập các xã ở huyện Đông Hưng

Thứ 5, 24/10/2019 | 20:21:33
8,034 lượt xem

Đông Hưng là 1 trong những huyện có nhiều xã phải thực hiện sáp nhập theo chủ trương của Trung ương và của tỉnh - với 13 xã sẽ thực hiện việc sáp nhập thành 6 đơn vị hành chính cấp xã mới. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền nên nhiều xã khi lấy ý kiến nhận được sự ủng hộ đồng thuận cao trong nhân dân.

Thực hiện chủ trương của Trung ương và của tỉnh Thái Bình, đợt này xã Hồng Châu và xã Bạch Đằng, huyện Đông Hưng sẽ sáp nhập thành 1 đơn vị hành chính cấp xã mới. Khi biết tin về chủ trương này, ông Lê Văn Thủy, thôn Đoàn Kết, xã Hồng Châu rất phấn khởi bởi theo ông khi sáp nhập, địa phương có nhiều lợi thế hơn trong phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Vì vậy khi xã tổ chức lấy ý kiến nhân dân, ông Thủy và 100% người dân trong thôn đều đồng tình ủng hộ. 

Ông Lê Văn Thủy-thôn Đoàn Kết, xã Hồng Châu, huyện Đông Hưng: Khi biết tin xã Hồng Châu sáp nhập với xã Bạch Đằng nhân dân trong thôn chúng tôi rất là phấn khởi. Vì sáp nhập thì xã sẽ to rộng hơn, quy mô dân số đông hơn sẽ có nhiều thuận lợi cho xây dựng nông thôn mới và phát triển sản xuất nông nghiệp. Người dân hoàn toàn ủng hộ với chủ trương này của Nhà nước.


Nhờ thực hiện tốt công tác tuyên truyền nên người dân không chỉ ở thôn đoàn kết mà ở các thôn khác cũng đồng thuận rất cao với chủ trương này. Khi lấy ý kiến trong nhân dân, toàn xã có trên 99% người dân đồng ý. 

Ông Nguyễn Duy An-Chủ tịch UBND xã Hồng Châu, huyện Đông Hưng: Khi xã tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập xã thì người dân tập trung rất đông đủ và có thôn chỉ trong nửa ngày đã lấy xong ý kiến nhân dân. Mọi người rất đồng thuận với chủ trương của nhà nước. Tôi cho rằng đây là chủ trương rất đúng đắn và với công tác tuyên truyền tốt nên người dân nhận thức được chủ trương, từ đó đồng thuận cao.



Theo kế hoạch, huyện Đông Hưng có 13 xã sáp nhập thành 6 đơn vị hành chính cấp xã mới. Khi thực hiện lấy ý kiến nhân dân, đa số người dân ở các xã đều đồng thuận. Nhiều xã đạt tỷ lệ nhân dân ủng hộ rất cao như: xã Hồng Châu, Hoa Nam, Đông Phong, Đông Huy, Đông Lĩnh đạt trên 99%, xã Bạch Đằng, Đông Giang đạt trên 98%. Từ chủ trương này, nhiều địa phương đã thấy được những lợi ích rất thiết thực sau khi sáp nhập. Tiêu biểu nhất là đơn vị hành chính cấp xã mới sẽ đáp ứng đầy đủ các tiêu chí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội. Nhất là có đủ diện tích đất cũng như dân số để quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô, hiện đại hơn so với trước đây. 

Ông Nguyễn Tiến Lộng, Chủ tịch UBND xã Hoa Nam, huyện Đông Hưng: Với xã Hoa Nam thì diện tích khá bé nên nhiều khi quy vùng phát triển sản xuất gặp khó khăn. Với chủ trương sáp nhập  xã Hoa Nam với xã Hoa Lư thì đơn vị hành chính xã mới sẽ rộng gấp đôi xã Hoa Nam bây giờ. Như thế địa phương sẽ có điều kiện rất tốt để quy vùng phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển cánh đồng mẫu lớn, tích tụ ruộng đất,...



Hiện nay, UBND huyện Đông Hưng đã trình HĐND huyện thông qua đề án sáp nhập 11 xã thành 5 đơn vị hành chính cấp xã mới. Riêng đối với xã Đông Dương có tỷ lệ người dân đồng ý dưới 50% nên huyện Đông Hưng đã có tờ trình xin ý kiến chỉ đạo của tỉnh đối với việc sáp nhập giữa xã Đông Quang và Đông Dương trong thời gian tới.

Phạm Ngọc

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...