Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thực sự là luồng gió mới cho sự phát triển toàn diện vùng nông thôn tỉnh Thái Bình. Không chỉ ở diện mạo nông thôn khang trang, sạch đẹp, nếp sống của người dân ở những miền quê nông thôn mới cũng có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, văn minh hơn. Và câu chuyện bỏ hủ tục “cỗ to” trong đám hiếu, đám hỷ ở xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư là một minh chứng cụ thể cho việc thực hiện nếp sống văn hóa mới.
Cỗ bàn linh đình là tập tục tồn tại hàng trăm năm nay ở xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư. Mỗi khi có việc hiếu, việc hỷ, việc đầu tiên các gia đình đều lo phải sắp cỗ làm sao thật to, thật nhiều. Trong khi đó hầu hết người dân làm nông nghiệp, đời sống còn nhiều khó khăn. Cỗ bàn thực sự là gánh nặng, là nỗi lo với hầu hết người dân trong xã khi nhà có công có việc.
Ông Trần Đức Chinh, Phó Chủ tịch UBND xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư: Một cái đám mà có người qua đời thì bình thường trước, trong và sau đám tang của người ta có từ 100- 150 mâm. |
Với đám ma thì vậy còn với đám cưới trung bình mỗi nhà cũng sắp từ 70- 80 mâm cỗ, cũng có khi lên đến hàng trăm mâm, tùy theo điều kiện của mỗi gia đình. Mỗi mâm cỗ ít nhất cũng phải 9 -12 món. Ăn cỗ thì kéo dài 3 - 4 ngày liền. Nhiều người trong xã Vũ Vân khốn khổ vì chuyện cỗ bàn. Bởi để lo gần trăm mâm cỗ không phải là việc đơn giản, cũng tốn vài chục triệu. Số tiền ấy quá lớn so với thu nhập của người dân. Thế nhưng không ai dám bỏ, dám làm khác. Gia đình nào có đám hiếu, hỷ, công kia việc nọ đều phải mở cỗ bàn mời khắp lượt họ hàng, làng xóm. Gia chủ thì lo cỗ bàn còn người được mời lại lo chạy vạy tiền đi ăn cỗ.
Ông Nguyễn Xuân Chính, thôn Thái Sa, xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư: Trước đây ở quê hương chúng tôi mỗi khi có 1 cái đình, cái đám giỗ chạp, ma chay, cưới hỏi thực sự là nỗi lo, là gánh nặng đối với người dân chúng tôi. Như nhà chúng tôi 4 anh em, 1 cụ mất, các cụ ngày xưa đẻ 7- 8 người con, thế thì chúng tôi phải viếng theo chân. Mỗi chân là 100 nghìn. 1 gia đình phải lo 500 đến 700 cho 1 cái đám ma. Còn đám cưới thì chúng tôi phải lo 300.000 đ. Đấy là trung bình. Có những trường hợp là tiền triệu. |
Nhận thấy việc bày cỗ bàn linh đình trong đám cưới, đám tang ở địa phương đã trở thành hủ tục gây nhiều hệ lụy xấu cho nhân dân, năm 2014, cấp ủy, chính quyền xã Vũ Vân quyết định vào cuộc để vận động bà con thay đổi hủ tục này. Năm 2015, UBND xã ban hành quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc tang, quy định chi tiết 9 điều về các vấn đề để tổ chức lễ tang theo nếp sống văn minh, trong đó quy định “cấm làm cỗ mời khách trong đám tang”. Ban chỉ đạo của xã xuống các chi bộ, các thôn bàn nhân dân triển khai thực hiện. Sau khi bàn thống nhất 5 thôn trong xã triển khai thực hiện nếp sống văn hóa mới từ ngày 1.9.2014.
Ông Phạm Văn Tài - Bí thư chi bộ thôn Quang Trung, xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư: Thay đổi một thói quen, tập tục đã có từ lâu đời là một việc không dễ. Việc tuyên truyền, vận động được Ban công tác mặt trận thôn Quang Trung, xã Vũ Vân xác định phải thực hiện theo phương châm kiên trì, “mưa dầm, thấm lâu”; qua đó, nâng cao nhận thức của người dân, chung tay xóa bỏ một thói quen, tập tục đã không còn phù hợp. |
Bà Nguyễn Thị Mão thôn Quang Trung, xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư: Ông tôi mất tôi cũng chỉ làm có 13 mâm thôi. Gia đình cũng không có bày vẽ gì cả. Ăn uống bình thường với con cháu trong gia đình. Còn hàng xóm, láng giềng giúp đỡ nhiệt tình lắm nhưng đến bữa các vị ấy về. các vị ấy bảo là độ này nếp sống văn hóa mới bà thông cảm, các cháu thông cảm. |
Ông Bùi Xuân Trường - Thôn Thái Sa, xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư: Bây giờ là nếp sống mới văn minh, gia đình không bày cỗ bàn linh đình, chỉ có dăm 30 mâm, trong đó là họ hàng và bà con hàng xóm thôi. Chúng tôi chỉ làm đủ ăn, mang tính văn minh, lịch sự, không kềnh rềnh, không dúm, không gói. |
Trước kia ở xã Vũ Vân, 1 mâm cỗ đám cưới chỉ có 5 người ăn thế nhưng vẫn phải đầy đủ các món. Số lượng cỗ thì nhiều chủ yếu là để bà con lấy phần mang về. Giờ đây mọi thứ đã thay đổi. Số mâm cỗ giảm 2/3 so với trước đây, số món cũng giảm và mỗi mâm cỗ ngồi 6 người. Tính ra mỗi đám cũng tiết kiệm được từ 20 -30 triệu đồng.
Nông thôn mới không thể giữ mãi những thói quen, những tập tục cũ, không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại. Việc bỏ hủ tục “cỗ to” trong đám hiếu, đám hỷ như cách mà xã Vũ Vân, huyện Vũ Thư đang thực hiện là việc làm cần thiết với cuộc sống hiện đại ngày nay.
Thu Trang
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28.11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội...
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...