Hiện nay, trong khi tại nhiều bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, bệnh nhân vẫn phải xếp hàng chờ đến lượt khám, tình trạng quá tải vẫn còn, thì ở một số trạm y tế xã, dù đạt chuẩn Quốc gia đã lâu nhưng việc thu hút người dân đến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) vẫn là bài toán khó.
Đạt chuẩn quốc gia về y tế xã giai đoạn 2 từ năm 2012, trạm y tế xã Dân Chủ, huyện Hưng Hà mỗi tháng có hơn 100 bệnh nhân đến khám BHYT. Tuy nhiên, trạm chỉ có 4 cán bộ, gồm 1 bác sĩ đa khoa, 1 y sĩ, 1 điều dưỡng và 1 cán bộ trình độ cao đẳng dược, thiếu người phụ trách chức danh 2 về chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình. Cán bộ dân số cũng không có.
Y sỹ Nguyễn Thế Kỳ - trạm trưởng trạm y tế xã Dân Chủ, huyện Hưng Hà : Chúng tôi giờ cán bộ chưa được tập huấn về chức danh 2, tức là chuyên môn về chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ trẻ em, nên việc phát hiện thai, quản lý thai, đỡ đẻ là hiện giờ không làm được, chủ yếu quản lý số liệu thống kê báo cáo. Cán bộ dân số thì nghỉ hưu, cán bộ khác phải kiêm nhiệm nên việc triển khai các hoạt động về dân số cũng rất khó khăn.
Còn tại trạm y tế xã Tây Đô, huyện Hưng Hà, cơ sở vật chất sau hàng chục năm xây dựng đang trở nên xuống cấp, chật hẹp. Trạm chỉ được trang bị một số máy móc cơ bản nên hơn 10% số người đến khám tại đây phải chuyển tuyến trên.
Y sỹ Bùi Thị Ly - trạm trưởng trạm y tế xã Tây Đô, huyện Hưng Hà : Chúng tôi đã được đi học nâng cao tay nghề, đã học qua trường lớp, xử lý máy móc nhưng máy móc trang bị cho trạm còn hạn chế. Chúng tôi cũng khó khăn trong chẩn đoán, khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân.
Một khó khăn khác với các trạm y tế xã hiện nay là về dịch vụ kỹ thuật. Sở Y tế Thái Bình đã có quyết định giao danh mục kỹ thuật cho các trạm y tế, nhưng việc thực hiện danh mục này còn rất hạn chế. Nhiều cán bộ y tế chuyên môn có nhưng vì không được thanh toán BHYT nên không thể phát huy năng lực. Những bất cập về thủ tục thanh toán và thuốc BHYT cũng đang gây khó khăn đối với công tác khám chữa bệnh tại trạm.
Bác sĩ Đỗ Văn Siu - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hưng Hà : Mặt hàng thuốc ít. Như ở Hưng Hà chúng tôi ước tính bình quân 1 xã mỗi tháng chỉ được khoảng 2 triệu tiền thuốc. Riêng thanh toán BHYT thì rất chậm. Cả 2 bệnh viện đa khoa Hưng Hà đều mới thanh toán hết quý II năm 2018. Có thể nói 1 năm nay tồn đọng không thanh toán được quỹ BHYT.
Trước những khó khăn của các trạm y tế xã, Sở Y tế Thái Bình cũng đã đưa ra nhiều giải pháp khắc phục, giúp trạm y tế nâng cao chất lượng phục vụ người dân.
Nội dung này chúng tôi sẽ tiếp tục chuyển đến quý vị và các bạn trong các bài tiếp theo.
Hà My
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...