Lê Quý Đôn - Nhà bác học mọi thời đại

Thứ 4, 31/07/2019 | 19:28:46
22,657 lượt xem

Trong lịch sử Việt Nam thời phong kiến, Lê Quý Đôn là một học giả kiệt xuất nhất, được mệnh danh "nhà bác học lớn của Việt Nam trong thời phong kiến". Ông đã có những đóng góp to lớn vào kho tàng văn hóa của dân tộc, làm rạng rỡ nền văn hiến nước nhà và cho đến nay, nhiều ngành khoa học ở nước ta còn phải kế thừa những thành tựu lớn lao của ông để phát huy, phát triển .

Lê Quý Đôn nguyên là Lê Danh Phương, sinh ngày 2-8-1726, trong một gia đình khoa bảng; quê tại làng Diên Hà, trấn Sơn Nam Hạ, nay là thôn Đồng Phú, xã Độc Lập, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình. Ngay từ thủa nhỏ, Lê Quý Đôn đã nổi tiếng khắp vùng bằng sự ham học, thông minh, có trí nhớ tốt, được người đương thời coi là "thần đồng". Có rất nhiều giai thoại bộc lộ tư chất hơn người của Lê Quý Đôn. 17 tuổi Lê Quý Đôn đi thi Hương đỗ Giải nguyên. 27 tuổi ông đỗ Hội nguyên, rồi đỗ Đình Nguyên Bảng nhãn. Sau khi đỗ đạt, Lê Quý Đôn được giao nhiều chức vụ quan trọng của triều đình Lê - Trịnh .

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Thanh: Sự nghiệp của Lê Quý Đôn được khẳng định ở ba khía cạnh: trước hết là sự nghiệp trước tác; sự nghiệp kinh bang tế thế tức là sự nghiệp làm quan và sự nghiệp bang giao đi sứ. Giá trị lớn lao hơn cả là ông tôn vinh nền văn hóa dân tộc. 







.

Ông là nhà bác học có kiến thức uyên bác và đa dạng. Toàn bộ những tri thức cao nhất ở thế kỷ thứ 18 đều được bao quát vào trong các tác phẩm của Lê Quý Đôn. Tác phẩm của ông như cái mốc lớn đánh dấu thành tựu văn hóa của cả một thời đại. Nhiều tác phẩm nghiên cứu về lịch sử, địa lý, văn hóa Việt Nam có giá trị của ông như: “Đại Việt thông sử”,“Phủ biên tạp lục“. Đặc biệt cuốn "Vân đài loại ngữ" được coi là "bách khoa thư" đồ sộ nhất thời phong kiến Việt Nam. 

Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Thanh: Cho đến bây giờ dường như tôi thấy rất nhiều ngành tôn vinh Lê Quý Đôn là ông tổ. Ví dụ như ngành nông nghiệp tôn vinh ông là tổ về giống lúa; ngành khí tượng thủy văn và nhiều ngành khác môi trường, công nghiệp... đều tôn vinh Lê Quý Đôn là ông tổ. Điều đó khẳng định những giá trị trước tác của Lê Quý Đôn trường tồn. 


Qua đời năm 1784, nhà bác học Lê Quý Đôn đã để lại cho kho tàng văn hóa nước Nam cả một gia tài đồ sộ là sách ông viết và số sách mang về khi đi sứ. Với Lê Quý Đôn đi sứ không chỉ với tư cách một nhà chính trị, một nhà ngoại giao đơn thuần, mà đích thực với tài năng, học vấn, tâm huyết vượt trội, và với những gì đã thể hiện, ông trở thành vị sứ giả văn hóa của dân tộc thời Lê Trung Hưng./.

Hồng Hạnh

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...