Với trên 70% người cao tuổi đang phải tự lao động, bươn chải vất vả trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, nâng cao tỷ trọng của các ngành công nghiệp, dịch vụ và thương mại là giải pháp cần được tính đến lâu dài.
Xu thế của ngành nông nghiệp hiện đại là nông nghiệp cơ khí hóa toàn diện được vận hành bởi nông dân có tư duy và kiến thức khoa học. Nhưng rào cản lớn nhất hiện nay vẫn là chất lượng nguồn nhân lực bởi có trên 97% lao động nông nghiệp chưa qua đào tạo.
Ông Đinh Công Phú, Phó bí thư Đảng ủy xã Hồng Phong, huyện Vũ Thư: Nông dân đa phần vẫn làm làm theo tư duy tiểu nông là chính. Trong khi yêu cầu của sản xuất là cơ giới hóa để giảm sức lao động. Chúng tôi có muốn chuyển dịch cơ cấu hay chuyển đổi một số cây con khác có giá trị vào sản xuất cũng gặp nhiều khó khăn.
Năm 2017, nông nghiệp Thái Bình chiếm 25,82% cơ cấu kinh tế. Đến năm 2018 đã giảm xuống 24,44%. Tỷ trọng giảm nhưng giá trị đóng góp của ngành nông nghiệp vẫn chiếm 20,5% trong cơ cấu ngành. Tích tụ ruộng đất đã được đẩy mạnh nhằm đưa cơ giới hóa vào sản xuất giảm sức lao động cho người nông dân. Cho đến nay Thái Bình đã thu hút được gần 100 dự án đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn với tổng số vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, tạo thêm nhiều việc làm, nâng thu nhập và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Ông Nguyễn Minh Thắng, Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Quỳnh Phụ: Dự án công nghiệp hóa nông nghiệp và vận hành chuỗi khép kín sản xuất, thu hoạch, chế biến, vận chuyển, phân phối các sản phẩm nông nghiệp do Công ty cổ phần ô tô Trường Hải phối hợp với Công ty cổ phần Tập đoàn Lộc Trời đầu tư trên diện tích khoảng 2.000 ha, với vốn đầu tư 7.800 tỷ đồng cũng đang được xúc tiến thực hiện tại huyện Quỳnh Phụ. Dự án sẽ tạo ra các cơ hội tiếp cận trình độ quản lý tiên tiến và dây chuyền công nghệ hiện đại, thu hút và sử dụng chất xám, kỹ thuật cao của nguồn lực lao động trong tỉnh và địa phương lân cận. Tạo công ăn việc làm cho khoảng 30.000 lao động.
Tuy nhiên ông Nguyễn Minh Thắng cũng cho rằng vẫn cần những giải pháp sau để giải quyết cho bài toán thiếu lao động tại địa phương. Đó là: có cơ chế hỗ trợ tích tụ ruộng đất để dồn các diện tích nhỏ thành diện tích lớn để sản xuất cây con có giá trị kinh tế cao. Hỗ trợ công tác đào tạo nghề để người lao động trong khu vực nông thôn có trình độ tay nghề tốt để phục vụ sản xuất nông nghiệp ngay tại địa phương.
Doanh nghiệp chính là lực lượng chủ lực trong việc xây dựng nền nông nghiệp kiểu mới, kiến tạo lại nền tảng thị trường nông sản hàng hóa phù hợp với nhu cầu, tiêu chuẩn tiêu dùng tiên tiến của thế giới, dựa trên những tư duy sản xuất sản phẩm độc đáo, thể hiện bản sắc, thế mạnh đặc trưng của nền nông nghiệp, tạo tiền đề cho Thái Bình tăng tốc phát triển./.
Hoài Thu
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28.11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội...
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...