Liên kết sản xuất lúa ở Thái Bình

Thứ 4, 19/06/2019 | 15:49:37
1,074 lượt xem

Với thế mạnh sản xuất lúa gạo, những năm gần đây tại Thái Bình cũng đã hình thành chuỗi liên kết sản xuất lúa. Việc liên kết chuỗi trong sản xuất phát huy hiệu quả về chất lượng sản phẩm lẫn đầu ra, mang lại lợi nhuận cho cả nông dân, HTX và các công ty.

Vụ xuân năm 2019 là vụ đầu tiên bà Nguyễn Thị Nhính, thôn Ngũ Đoài, xã Điệp Nông, huyện Hưng Hà tham gia sản xuất lúa cho công ty. Được phía công ty hỗ trợ nhiều khâu trong quá trình sản xuất nên việc gieo trồng rồi thu hoạch khá thuận lợi.

Bà Nguyễn Thị Nhính, thôn Ngũ Đoài, xã Điệp Nông, huyện Hưng Hà: Chúng tôi tham gia mô hình này thì giống công ty cung ứng cho không mất tiền. Thu hoạch thì công ty thu mua theo giá của thị trường là lúa tươi. Máy gặt đến đâu thì công ty thu mua đến đó.

Gia đình bà Nguyễn Thị Hoa ở thôn Công Bình, xã Bình Định, huyện Kiến Xương có 6 sào ruộng. Từ năm 2012, mỗi vụ bà Hoa đều cấy 4 sào cung ứng thóc giống cho công ty CP Tập đoàn Thái Bình Seed. Do có được hợp đồng liên kết với công ty, sản xuất giống chất lượng cao nên lúa được thu mua với mức giá cao hơn giá thị trường. Vì thế lợi nhuận cũng tăng đáng kể so với cấy lúa thương phẩm.

Bà Nguyễn Thị Hoa, thôn Công Bình, xã Bình Định, huyện Kiến Xương: Tham gia sản xuất lúa theo hình thức liên kết nông dân chúng tôi được nhiều cái lợi. Công ty hỗ trợ 50 % giá giống, giảm bớt công lao động cho người nông dân và thứ 3 năng suất lúa tăng hơn so với các giống lúa khác từ 10% - 15 %. Hạt thóc sáng, đẹp, giá thóc công ty cân cho cao hơn giá thị trường 1,3- 1,5 lần.

Chính những lợi ích bền vững của mô hình liên kết sản xuất lúa đã ngày càng thu hút nhiều nông dân tham gia, từng bước hình thành những cánh đồng lớn, vùng sản xuất tập trung. Hiện nay tại Thái Bình đã hình thành trên 100 cánh đồng lớn sản xuất lúa tập trung với quy mô từ vài chục đến hàng trăm ha/1 cánh đồng ở trên 115 xã, thị trấn với tổng diện tích gần 7.000ha/vụ. Do đó các doanh nghiệp chủ động nguyên liệu, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Thạc sỹ Trần Thị Tiệc, Phó trưởng phòng khoa học công nghệ, Công ty CP Tập đoàn Thái Bình Seed: Thái Bình Seed thực hiện liên kết với các HTX trong tỉnh hàng vụ từ 40 - 50 HTX, diện tích từ 2.000- 3.000 ha/vụ. Trên giống BC15 thì có khoảng 95ha, công ty dự kiến thu mua toàn bộ sản phẩm của bà con nông dân.

Liên kết sản xuất lúa ở Thái Bình chủ yếu được các công ty thực hiện thông qua các HTX. Bởi thế các HTX không chỉ được hỗ trợ chi phí quản lý và có cơ hội mở rộng hợp tác với các doanh nghiệp, vừa đảm bảo đầu ra cho nông dân vừa tăng doanh thu cho HTX.

Thực hiện các liên kết chuỗi đã giúp tăng tính cộng đồng, khắc phục hạn chế chênh lệch đầu tư, chăm sóc cây trồng giữa các nông hộ, tạo sự đồng đều trên toàn bộ cánh đồng về năng suất, chất lượng sản phẩm. Qua đó nâng cao thu nhập, giải quyết làm cho lao động tại địa phương, góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới./.

Thu Trang

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28.11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...